Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 484 guests and no members online

Chánh Pháp Visitors Couter 3

060423584
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
56816
55127
375054
254643
60423584

23:39 _ 05-05-2024

World Time

 USA - CA - Los

>

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

Tin Tuc

Thông Tư

V/v: hưởng ứng hành động Giờ trái đất năm 2013

GIỜ TRÁI ĐẤT 2013 (EARTH HOUR 2013)

Saturday, 23 MARCH 2013, 8:30 PM -9:30 PM giờ địa phương.

Giờ trái đất là một sự kiện quốc tế được tổ chức hàng năm, do WWF (World Wide Fund for Nature, also known as World Wildlife Fund, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên Nhiên và Đời sống hoang dã) tổ chức, khởi đi từ sáng kiến ban đầu của WWF – Australia vào năm 2007, được cư dân thành phố Sydney, Úc Đại Lợi hưởng ứng nồng nhiệt, nhằm mục đích ngăn chận sự biến đổi khí hậu của địa cầu (climate change) do sự tiết kiệm điện năng. Nhờ vào đó mà cắt giảm được lượng khí CO2 (Carbon dioxide) thải vào bầu khí quyển, khiến cho trái đất nóng dần lên do bởi hiệu ứng nhà kiến (Global warming). Thêm vào đó, sự kiện nầy nhằm mục đích gây sự chú ý cùng ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống đối với mọi cư dân trên khắp địa cầu.

Logo của Giờ trái đất là nền bản đồ địa cầu và số 60, là số phút kêu gọi tắt điện

EARTH HOUR 2007: Giờ trái đất lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Sydney, Úc Đại Lợi vào lúc 8:30pm đến 9:30pm giờ địa phương, vào ngày 31/3/2007. Với  hơn 2.2 triệu cư dân và 2,100 cơ sở kinh doanh tham dự, giảm được 10.2% sản lượng điện sử dụng trong cùng thời gian, cắt giảm 24,86 tấn CO2 thải vào bầu khí quyển. Khối lượng nầy tương đương với sự tắt máy của 48,613 chiếc xe hơi đang lưu thông trên đường trong 1 giờ đồng hồ.

Từ kết quả đầu tiên rất đáng khích lệ nầy, WWF đã đưa sáng kiến trên trở thành một sự kiện quốc tế, được tổ chức vào ngày thứ bảy cuối cùng trong tháng ba hàng năm trên toàn địa cầu. Trong ngày nầy, WWF kêu gọi mọi cư dân, các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh hãy tắt hết đèn điện và các thiết bị điện gia dụng không cần thiết (đèn điện, computers, truyền hình, máy giặt, máy lạnh, bàn ủi điện, nồi cơm điện, quạt máy...) trong một giờ đồng hồ, từ 8:30pm đến 9:30pm, giờ địa phương.

EARTH HOUR 2008: Được tổ chức vào lúc 8:30pm đến 9:30pm giờ địa phương, thứ bảy, ngày 28/3/2008, với khẩu hiệu: “Chúng tôi đã tắt đèn, bây giờ tới lượt bạn”, là một thành công lớn lần đầu tiên được tổ chức trên khắp các lục địa, với 35 quốc gia trên thế giới tham dự cùng với sự hỗ trợ của hơn 400 thành phố. Các tòa nhà, các điểm quan trọng trong các thành phố lớn như Sydney Oprera House (Sydney, Australia), Empire State Building (New York, USA), Sears Tower (bây giờ là Willis Tower, Chicago, USA) Golden Gate Bridge (San Francisco, USA), London’s City Hall (United Kingdom), Table Mountain (Cape Town, South Africa), CN Tower (Toronto, Canada), KL Tower (Kuala Lumpur),  Wat Arun Buddhist Temple (Bangkok), The Azrieli Center (Tel Aviv, Israel)... đều tắt các thiết bị chiếu sáng để hưởng ứng Giờ trái đất 2008.

EARTH HOUR 2009: Được tổ chức vào lúc 8:30pm đến 9:30pm giờ địa phương, thứ bảy, ngày 28/3/2009 với 88 quốc gia (trong đó có Việt Nam) và trên 4,159 thành phố tham gia, tăng hơn 10% so với năm 2008, để ủng hộ Giờ trái đất 2009.

EARTH HOUR 2010: Được tổ chức vào lúc 8:30 đến 9:30 giờ địa phương, thứ bảy, ngày 27/3/2010, với 128 quốc gia với 89 thủ đô cùng với 4,616 thành phố và hơn 1 tỷ người trên khắp hành tinh tham gia, ủng hộ Giờ trái đất 2010, với khẩu hiệu: “Hành động nhỏ cho thay đổi lớn”. Chỉ tính riêng tại Việt Nam năm 2010, đã cắt giảm được 500,000 KWh trong giờ trái đất, nhiều hơn gấp 3 lần so với năm đầu tiên tham gia thực hiện Giờ trái đất vào năm 2009.

EARTH HOUR 2013: Giờ trái đất năm nay sẽ diễn ra vào lúc 8:30pm đến 9:30pm giờ địa phương, thứ bảy, ngày 26/3/2011. WWF đã gởi đến cư dân trên khắp địa cầu lời kêu gọi: “Ngoài việc tắt đèn trong Giờ trái đất, bạn còn có thể làm gì để tạo ra sự thay đổi cho mái nhà chung của chúng ta”.

Khởi đi từ ý tưởng ban đầu của một thành phố đơn lẻ vào năm 2007, Giờ trái đất năm 2013 sẽ là một cam kết hành động toàn diện của hầu hết các quốc gia trên khắp địa cầu, với hàng tỷ người tự nguyện cùng ra tay hành động, để bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống trên hành tinh xinh đẹp của chúng ta.

Muốn biết thêm chi tiết liên quan đến Giờ trái đất, xin mời vào các Trang chủ: www.earthhour.org;

Hiện nay trên khắp mặt địa cầu, vì lòng tham lam và muốn chiếm hữu, con người đã ra tay khai thác thiên nhiên, tàn phá môi trường sống một cách vô trách nhiệm: nguồn nước cạn kiệt, sông ngòi, biển cả và bầu khí quyển bị ô nhiễm trầm trọng, những cánh rừng bạt ngàn bị tàn phá không thương tiếc... Chính trong hoàn cảnh đó, hơn lúc nào hết, các Cấp hướng dẫn cần nên đề ra kế hoạch và chiều hướng hoạt động, nhằm gây ý thức trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống nơi mọi Đoàn Viên. Đó là một trong những Công Tác Xã Hội mang tính cách lâu dài và vô cùng lợi ích. Những điều đó cũng không ngoài hạnh nguyện “mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống” , và sự dụng công tu tập của người Phật tử chân chính.

Trong chiều hướng đó, Ban Hướng Dẫn GĐPTVN/Thế Giới gởi Thông Tư nầy đến các Cấp điều hành, đề nghị phổ biến nhằm giải thích để vận động tất cả mọi Đoàn Viên GĐPT trong quản hạt của mình, góp tay với cư dân trên khắp địa cầu, cùng hành động trong Giờ trái đất năm 2013.

Adelaide, ngày 06 tháng 3 năm 2011.

TUN. Trưởng Ban Hướng Dẫn GĐPTVN/Thế Giới.

Tâm Lễ Vương Học, Ủy Viên Xã Hội.

 

***

Quay lai Trang Nhà

Bạn Muốn quay về Tranh chủ GĐPT Chánh Pháp (About us) ,

Quay qua Trang CÔNG DỤNG CHỮA TRỊ

*Vào Trang Tài Liệu Phật Pháp

Trang Tài Liệu Chuyên Môn

Mời bạn vào Trang Tin Tức GĐPT

Thưởng lãm những bức hình độc đáo,lắng nghe những bản nhạc hay, tư duy những ý niệm đẹp: NHẠC PPS

Mời Bạn vào Trang VIỆT NGỮ nhiều bài Thật Cãm động, hay bấm vào đây

(Nhạc GĐPT nhiều thể loại mp3)

Đến Trang Thời Sự hằng ngày

 

 

Dân Trí Càng Ngày Càng Ngày Càng……!!??

Thưa Quý Vị:

Mong các thế hệ con cháu Việt Nam chúng ta học hỏi để có Dân Trí..(Intellectual standard of the people).. không như bài viết của người bạn nuớc ngoài kể lại những điều mắt thấy tai nghe xảy ra tại Việt nam.. ngày nay!!??

"Dân trí là một điều gì căn bản và cần thiết cho con người hơn là việc có một tấm bằng lủng lẳng trong nhà.

Dân trí không chỉ là đầu đầy chữ nghĩa nhưng là tim đầy vị tha. Dân trí gồm có sự hiểu biết những giá trị tốt đẹp và khả năng chia sẻ chúng.

Dân trí đúng nghĩa phải là sự quan tâm đến ích lợi của những người xung quanh. Mình làm gì thì cũng nghĩ đến hạnh phúc của người khác.

Dân trí là biết tôn trọng và tự trọng.

Dân trí là sống cao đẹp.

Dùng bằng cấp, địa vị xã hội chỉ cho việc tìm kiếm tư lợi thì là phản dân trí.

dân trí là phải biết liên đới với tha nhân bằng tình yêu thương bác ái.

Một xã hội dân trí là xã hội gồm có những người biết yêu thương chân thành như vậy."


Ðau và buồn thật!!!

Điều tệ hại nhất khi con người đánh mất ý thức sai trái, tội lỗi. Xem những sai trái tội lỗi như chuyện bình thường. Lương tâm chai đá. Làm cái ác một cách tỉnh bơ. Xe cán người bị thương, cán tiếp cho chết để đền ít tiền hơn, khỏi nuôi người thương tật. CB

 

Kính chuyển : Chuyện thật

 

Trước khi gặp lại một người bạn người nước ngoài mới trở về từ Việt Nam, nó háo hức ơi là háo hức. Anh bạn này là con trai một người lính Mỹ đã từng sang tham chiến ở quê hương trong những năm 60. Anh lớn lên và được kể cho nghe về những đau khổ do chiến tranh gây ra cho người dân quê hương mình. Sau khi tốt nghiệp đại học, vì muốn bù đắp lại chút nào đó cho con người Việt Nam, anh quyết định gác lại sự nghiệp riêng để sang Việt Nam .

 

Nhưng sau khi gặp anh bạn nước ngoài này, sự háo hức của nó bỗng trở thành nỗi buồn vời vợi. Buồn lắm vì nó là một nhà giáo trẻ đầy nhiệt huyết. Làm sao không buồn được khi anh bạn nước ngoài, sau một thời gian cống hiến ở Việt Nam, nói rằng anh không tính sẽ quay lại sống ở Việt Nam nữa, lý do chính nằm gọn trong câu nói của anh: “Dân trí ở đây thấp quá. Rất khó sống.”

Mới đầu nó tự ái lắm khi nghe câu nói ấy. Nó phản ứng ngay: “Việt Nam là một nước có nhiều người đi học, nhiều sinh viên đại học, nhiều người có bằng cấp. Làm sao bạn lại có thể kết luận cẩu thả như thế?”

Nhưng người phương tây thường nói có sách mách có chứng đàng hoàng. *

Bởi thế, nó chỉ còn biết im lặng mà nghe. Ngậm ngùi. Đau.

Anh bạn nước ngoài kể dài lắm nhưng một cách vắn tắt thì như thế này:

“Tôi yêu quý dân tộc của bạn. Tôi cảm thấy khổ tâm khi thấy những hậu quả của chiến tranh để lại. Mới đầu tôi dự tính sẽ sống ở đất nước bạn lâu dài, mong có thể làm được điều gì đó bù đắp lại những đau khổ do cha ông chúng tôi đã gây ra. Tôi thấy quê hương các bạn đang từng bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế nên tôi hy vọng giúp các bạn chút vốn liếng Tiếng Anh để các bạn dễ hoà nhập hơn. Tôi không hối hận đã được cống hiến thời gian và sức lực cho các bạn sinh viên Việt Nam vì tôi thích làm điều có ý nghĩa. Nhưng thật là khó sống ở đây khi dân trí khá thấp.”

 

Anh bạn này nói tiếp: “Một lần kia tôi đang đi bộ trong một con hẻm, chợt nghe có tiếng vật gì đang rơi từ trên cao xuống. Theo phản xạ tự nhiên, tôi ngẩng đầu lên xem thì thấy một bịch rác ai đó vứt qua cửa sổ đang rơi xuống. May qúa tôi nhảy qua một bên né kịp chứ không thì…. Rồi lần khác, đang chạy xe trên đường, tôi giật mình khi thấy có người ném một con chuột từ trong nhà ra ngoài đường. Tôi hốt hoảng tránh nó xuýt nữa bị tai nạn. Vứt rác ra nơi công cộng đã là một điều kinh khủng rồi, bây giờ lại ném cả chuột ra ngoài đường. Chiều hôm đó tôi có việc phải đi lại trên cùng một con đường, con chuột đã bị xe khác cáng nát be bét. Nhìn rợn cả gai ốc! À, có chuyện này tôi hỏi bạn. Bạn đã sống ở một số nước ngoài, bạn có thấy người đi xe hay bấm còi không?”

 

“Rất ít khi, chỉ khi nào khẩn cấp thôi.” Nó trả lời.

 

“Đúng vậy. Còn nhiều người ở quê hương bạn bấm còi rất ồn ào bất cứ lúc nào, ngay cả những nơi cần tôn trọng sự yên tĩnh như bệnh viện, trường học. Rồi trong phòng chiếu phim, có không ít người vẫn bật điện thoại lên nói chuyện tỉnh bơ như chỗ không người. Có lẽ họ không thấy chung quanh họ là người bởi vì người thì cần được tôn trọng. Bạn thấy sao?”

“À, thì chuyện đó, tôi cũng không rành lắm vì tôi ít đi coi phim.” Nó miễn cưỡng đáp.

“Tôi quen một cô bạn Việt Nam . Có lần tôi theo cô ấy vào bệnh viện để thăm người nhà đang nằm điều trị tại một bệnh viện công. Thân nhân của người bệnh người thì ngồi người thì nằm nghỉ la liệt dưới nền lối đi. Trong các phòng dành cho bệnh nhân, tôi cũng thấy thân nhân họ nằm dưới đất, thậm chí dưới gầm giường. Chữa trị trong môi trường ồn ào, xô bồ như thế này, làm sao mau khỏi bệnh được! Không chừng tạo ra thêm nhiều bệnh nhân mới nữa ấy chứ. Cô bạn tôi còn kể rằng nếu không có tiền mà vào bệnh viện thì dù có gặp nguy hiểm cũng vẫn phải nằm đó chờ. Tôi hỏi lỡ bệnh nhân tử vong thì sao, cô ấy đáp: “Thì chết chứ sao nữa.” Vào phòng thăm người nhà cô ấy, tôi thấy mỗi lần cô ấy muốn nhờ bác sĩ hay y tá điều gì, để cho nhanh chóng và vui vẻ thì cô ấy phải bỏ tiền vào phong bì đưa cho họ, gọi là tiền trà nước. Chẳng lẽ bác sĩ, y tá ở nước bạn cần uống nhiều trà nước vậy sao?!”

 

“À, thì chắc là khí hậu ở đấy nóng nên hay khát nước…” Nó đùa cho bớt đau.

 

“Bạn biết không, lúc tôi đến nước bạn lần đầu tiên, tôi đi chung với một Việt kiều. Lúc vào cửa khẩu kiểm tra hộ chiếu và thị thực, không hiểu sao anh cảnh sát cứ để bạn tôi đứng đó chờ. Cuối cùng thì bạn tôi bỏ vào hộ chiếu một tờ giấy nhỏ màu xanh xanh, “nhỏ nhưng có võ”, thế là anh cảnh sát vui vẻ cho qua liền và chúc bạn tôi kì nghỉ thoải mái. Tôi là người gốc nước ngoài, hình dáng khác, tiếng nói cũng khác nên không thấy anh cảnh sát nói gì. Chắc cùng là người Việt nên dễ “nói chuyện” hơn! Nhưng tôi chưa bao giờ thấy điều ấy xảy ra ở nước tôi.

Đó sẽ bị coi là một hành vi hối lộ. Ở nước bạn, việc này xảy ra lộ liễu giữa ban ngày như vậy mà không sao nhỉ?”

 

“Tôi nhớ trước đây báo chí cũng có nói đến việc này, nhưng một thời gian sau thì lại tái diễn và chẳng thấy ai nói gì nữa.” Nó đáp.

“Bạn biết không, tôi sẽ không bao giờ quên mùa Giáng Sinh năm vừa rồi của tôi. Chị tôi gửi cho tôi một bánh trái cây (fruitcake) cho chính tay chị ấy làm. Chúng tôi có truyền thống ăn bánh với rượu sữa Bailey vào đêm Giáng Sinh, ngon lắm. Nhận được tin chị báo qua email, tôi mừng quá vì thèm. Nhưng đến khi tôi ra bưu điện lấy quà, người ta đòi tôi hơn 2 triệu đồng, tức là hơn 1 trăm đô-la Mỹ. Ôi trời ơi, chị tôi mất công làm bánh, tốn kém hết cỡ thì cũng chỉ hai ba chục đô-la. Cuối cùng, tuy tiếc hùi hụi nhưng tôi quyết định không nhận món quà ấy nữa vì tôi thấy quá vô lý và bị xúc phạm. Luật pháp Mỹ rất chặt chẽ về việc gửi hàng, nhất là thực phẩm, nên họ đã kiểm tra hàng gửi kỹ lưỡng. Vậy mà bưu điện bên đất nước bạn lại tự ý mở bánh của tôi ra xem. Ai mà dám ăn bánh đó nữa. Lúc mở ra, biết đâu người ta bỏ cái gì khác vào đó thì sao. Thêm nữa, ở phiếu dán liệt kê các mặt hàng gửi đã ghi rõ nội dung hàng gửi rồi, tại sao bưu điện nước bạn không biết tôn trọng quyền riêng tư, uy tín của người gửi và người nhận.

 

Nếu họ thắc mắc muốn biết chắc chắn hàng gửi có hợp pháp và an toàn hay không, họ cần phải làm việc với bưu điện bên Mỹ chứ không thể tuỳ tiện mở ra được. Vả lại, một cái bánh nhỏ không thể tốn nhiều tiền như vậy. Lúc ấy, tôi rất thất vọng về sự việc này. Sau đó ít ngày, tôi còn thất vọng hơn khi biết rằng một sinh viên trong lớp tôi dạy cũng rơi vào trường hợp tương tự. Có người chị từ California gửi cho cậu ta một hộp sô-cô-la và một lọ thuốc vitamin C sản xuất tại Mỹ để chúc mừng sinh nhật. Người ta khui cả bưu phẩm ra rồi yêu cầu cậu ta đóng phí 1 triệu 6 trăm ngàn. Cậu ta hỏi tại sao lại phải đóng tiền trong khi chị cậu đã đóng tiền rồi. Nhân viên bưu điện bảo thuốc này cần phải đi kiểm tra lại xem có an toàn không. Cậu ta hỏi ngược lại: “Mỹ là nước có kỹ thuật tiên tiến bậc nhất thế giới. Các anh có trình độ kiểm tra người ta sao? Mà chỉ là một lọ vitamin C thông thường, chẳng lẽ các anh thật sự quan tâm đến sức khỏe của tôi đến nỗi đi kiểm tra độ an toàn của nó giùm tôi?” Các nhân viên phải xuống nước và giảm phí xuống còn 5 trăm ngàn, nói rằng coi như là xin tiền cà phê sáng.

 

Cậu sinh viên nói với tôi rằng mấy người nhân viên quèn trong đó thôi cũng đã đeo đầy vòng vàng, nhẫn vàng, họ không thiếu tiền uống cà phê sáng đâu.

“Bạn có vẻ bức xúc quá. Tôi xin lỗi!” Nó trấn an.

 

“Đúng, tôi bức xúc. À, còn chuyện này nữa. Hôm nọ tôi đi ăn nhà hàng với mấy thầy cô đồng nghiệp bản xứ của bạn. Lúc ăn, tôi thấy họ xả rác bừa bãi xuống sàn nhà. Sao không để gọn trên bàn hoặc cho vào thùng rác gần đó nhỉ ? Bạn thấy không, có bằng cấp cao đâu hẳn là có dân trí cao.”

Nó giật mình vì câu nói này. Hoá ra dân trí là một cái gì khác hơn là bằng cấp.

“Bạn biết không,” người bạn nước ngoài kể tiếp, “mới hôm qua thôi, tôi đang đi ngoài đường thì chứng kiến một vụ va quẹt xe máy. Rõ ràng là người A chạy ẩu quẹt vào người B. Vậy mà người A vừa la hét vừa đánh người B, đổ lỗi hết cho người B. Sao người A lại có thể lỗ mãng, vô liêm sỉ như thế? Có lỗi thì phải can đảm nhận lỗi chứ. Sao lại muốn đổi trắng ra đen, lật lọng như thế? À, tôi nhớ đến một vụ tai nạn giao thông khác cách đây không lâu. Người bị nạn nằm trên vũng máu trong khi cả một đám đông bu quanh để xem mà không ai động đậy một ngón tay để giúp đỡ. Trước khi đến nước bạn, tôi nghe rằng người dân ở đây có tinh thần cộng đồng cao lắm. Nhưng tôi thật sự chưa cảm nhận được.”

 

“Ui, nãy giờ say sưa nói chuyện để thức ăn nguội rồi. Nào ta ăn thôi.” Nó mời bạn.

 

“Đúng rồi. Mình ăn đi. Thú thật với bạn, từ ngày tôi trở về Mỹ lại, tôi mới thấy an tâm khi ăn uống. Bên quê hương bạn, quả là có nhiều món ăn rất ngon, tôi rất thích. Nhưng đáng tiếc và đáng sợ vì thức ăn của các bạn không bảo đảm an toàn thực phẩm. Chính tai tôi nghe một số sinh viên trong lớp nói rằng bây giờ ăn uống là “hên xui”. Ai “hên” thì ăn trúng thức ăn nhiều hoá chất và chết sớm trước khi có con cái. Ai “xui” thì ăn trúng thức ăn có hoá chất bộc phát chậm và để lại bệnh tật di truyền cho con cháu. Tôi nghe mà lạnh hết cả người.”

“Đúng là có chuyện thực phẩm của chúng tôi có nhiều hóa chất độc hại do một số người hám lợi mà thiếu lương tâm.” Nó đồng ý.

“À, có một điều làm tôi rất ngạc nhiên khi nghe các sinh viên nói với tôi rằng học sinh bây giờ quay cóp trong thi cử nhiều lắm. Hơn nữa, một số người trong vị trí lãnh đạo còn mua bằng cấp chứ không phải tự trau dồi kiến thức mà có. Các sinh viên còn kể cho tôi nghe rằng nếu một sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm muốn cống hiến trí thức của mình cho các thế hệ tương lai trong một ngôi trường, họ phải đóng tiền gì đó đến cả trăm triệu khi nộp đơn xin việc. Việc họ được nhận vào giảng dạy phụ thuộc vào số tiền kia chứ không dựa trên tài năng của họ. Có thật như thế không bạn?”

 

“Ừm, tôi cũng có nghe nói đến tình trạng ấy.” Nó miễn cưỡng trả lời.

 

Wow, nếu mà như vậy thì làm sao có dân trí được nhỉ?” Người bạn nước ngoài chặc lưỡi, lắc đầu.

Bây giờ thì nó hiểu ra ý nghĩa của dân trí. Dân trí là một điều gì căn bản và cần thiết cho con người hơn là việc có một tấm bằng lủng lẳng trong nhà. Dân trí không chỉ là đầu đầy chữ nghĩa nhưng là tim đầy vị tha. Dân trí gồm có sự hiểu biết những giá trị tốt đẹp và khả năng chia sẻ chúng. Dân trí đúng nghĩa phải là sự quan tâm đến ích lợi của những người xung quanh. Mình làm gì thì cũng nghĩ đến hạnh phúc của người khác. Dân trí là biết tôn trọng và tự trọng. Dân trí là sống cao đẹp. Dùng bằng cấp, địa vị xã hội chỉ cho việc tìm kiếm tư lợi thì là phản dân trí. Có dân trí là phải biết liên đới với tha nhân bằng tình yêu thương bác ái. Một xã hội dân trí là xã hội gồm có những người biết yêu thương chân thành như vậy.

“À này bạn, tôi cảm thấy thú vị về đất nước của bạn, một đất nước đa văn hóa, đa sắc tộc, đa lý tưởng, đa đảng phái. Thực tế phức tạp vậy mà các bạn vẫn cùng nhau tiến lên đạt được phát triển trên nhiều lãnh vực như kỹ thuật, nghệ thuật, nhân văn, y học, tâm lý, kinh tế, xã hội, chính trị, từ thiện vào bậc nhất thế giới. Theo bạn thì yếu tố nào đã giúp ổn định và phát triển đất nước bạn như thế?” Nó hỏi.

“Theo tôi, một trong những yếu tố giúp ổn định xã hội phức tạp của chúng tôi chính là yếu tố niềm tin. Nếu thiếu khía cạnh nền tảng này, ắt hẳn xã hội của chúng tôi đã loạn từ lâu. Đánh giá thấp vấn đề niềm tin khờ dại vất bỏ yếu tố giúp ổn định, hài hòa. Niềm tin chân chính vào một Thượng Đế Tình Yêu giữ cho chúng tôi biết sống có ý nghĩa, trung thực, tôn trọng, vị tha, cầu tiến bằng năng lực của chính mình, bác ái. Khi chúng tôi biết sống những giá trị tích cực ấy một cách tự hào, nhờ có niềm tin, một xã hội phức tạp như của chúng tôi không những giữ được thăng bằng mà còn thăng tiến nữa. Văn minh của chúng tôi là văn minh có lòng nhân ái vị tha làm nền, gọi là dân trí.”

 

Là người có niềm tin, nó hiểu rõ điều anh bạn nước ngoài vừa nói nên gật đầu: “Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn!”

 

Lúc chia tay, người bạn nước ngoài vừa ôm chào nó vừa nói: “Tôi xin cầu nguyện cho dân trí của quê hương bạn. Chúc các bạn bình an!”.

Sưu Tầm

 

***

Quay lai Trang Nhà

Bạn Muốn quay về Tranh chủ GĐPT Chánh Pháp (About us) ,

Quay qua Trang CÔNG DỤNG CHỮA TRỊ

*Vào Trang Tài Liệu Phật Pháp

Trang Tài Liệu Chuyên Môn

Mời bạn vào Trang Tin Tức GĐPT

Thưởng lãm những bức hình độc đáo,lắng nghe những bản nhạc hay, tư duy những ý niệm đẹp: NHẠC PPS

Mời Bạn vào Trang VIỆT NGỮ nhiều bài Thật Cãm động, hay bấm vào đây

(Nhạc GĐPT nhiều thể loại mp3)

Đến Trang Thời Sự hằng ngày

 

 

Bức tranh Úc: Đất nước

(Nguyễn Hưng Quốc)

Úc là nơi có khoảng 250.000 người Việt sinh sống nhưng với người Việt Nam ở những nơi khác, kể cả ở Việt Nam, đó vẫn là một đất nước khá xa lạ. Một lần, một người cháu của tôi ở Mỹ hỏi tôi: “Ở Úc, người ta nói tiếng gì hả bác?” Mà không phải chỉ người Việt Nam. Một sinh viên của tôi, người Úc, sau khi tốt nghiệp, sang Mỹ làm việc một năm; về, anh kể: một số đồng nghiệp của anh, người Mỹ, ngạc nhiên hỏi: “Mày học tiếng Anh từ bao giờ mà nói tiếng Anh giỏi quá vậy?”.

Nhân dịp chính phủ Úc vừa công bố kết quả cuộc điều tra dân số toàn quốc được thực hiện vào năm 2011, tôi nghĩ cũng nên giới thiệu với bạn đọc xa gần ít nét về quê hương thứ hai của 250.000 đồng bào người Việt.

Úc, Australia, xuất phát từ từ australis trong tiếng Latin, nghĩa là phía nam. Trước, người Tây phương xem Úc như một vùng đất vô danh ở phía nam (Terra Australis Incognita); sau, từ đầu thế kỷ 19, khi người Anh phát hiện ra Úc, họ mới bỏ chữ “vô danh” ấy đi, chỉ còn lại vùng đất phương nam (Terra Australis); và, cuối cùng, nó thành Australia.

Úc, thật ra, là cả một lục địa. Với diện tích 7.617.930 cây số vuông, đó là lục địa nhỏ nhất trên thế giới. Nhưng nếu xem nó chỉ là một hòn đảo thì đó lại là hòn đảo lớn nhất trên thế giới. Các nhà nghiên cứu thường gọi Úc là một lục địa – đảo (island continent). Với tư cách một nước, Úc có diện tích lớn đứng hàng thứ sáu, chỉ sau Nga (16.995.800 cây số vuông), Trung Quốc (9.326.410 cây số vuông), Mỹ (9.161.923 cây số vuông), Canada (9.093.507 cây số vuông) và Brazil (8.514.215 cây số vuông).

Dân số Úc, tính vào cuối tháng 3 năm 2012, có 22.596.500 người. Ở Úc có sáu tiểu bang và hai vùng lãnh thổ. Dân số ở từng nơi như sau:

New South Wales ---------  7 272.800

Victoria -  -----------------  5 603.100

Queensland ---------------   4 537.700

South Australia -------------1 650.600

Western Australia ----------2 410.600

Tasmania --------------------512.100

Northern Territory -----------233.300

Australian Capital Territory -  373.100

Australia      (tổng cộng) 22 596.500

Mật độ dân cư trung bình trên mỗi cây số vuông, như vậy, là 2.9. Nhìn chung, Úc là nơi có mật độ dân cư thấp đứng hàng thứ hai trên thế giới (chỉ trên Mông Cổ và Western Sahara: cả hai đều có 2 người/km2). (Trong bảng xếp hạng mật độ dân số, Việt Nam được xếp vào hạng thứ 36, nơi có 268 người/km2.)

Tuy nhiên, phần lớn người Úc sinh sống ngoài rìa lục địa (chính giữa là sa mạc, khí hậu oi bức, hiếm khi có mưa, rất ít người ở; có nơi, như ở Northern Territory chỉ có 0.2 người/km2) nên mật độ dân số ở các thành phố cũng khá cao. Ví dụ, ở Canberra, thủ đô Úc, mật độ dân số vào năm 2008 là 147 người/cây số vuông. Ở Sydney, thành phố lớn nhất nước Úc, mật độ dân số, ở miền đông, lên đến 8.800 người/km2; ở miền tây, 7.900 người/km2, tức là cao hơn cả Paris (3.550 người/km2), London (5.100) và Los Angeles (2.750).

Nhìn vào các yếu tố vừa nhắc, chúng ta thấy ngay Úc có khá nhiều nghịch lý:

Thứ nhất, đất rộng nhưng người thì ít.

Thứ hai, trên diện tích mênh mông như vậy, người Úc lại thích sống chen chúc vào nhau trong các thành phố lớn khiến, một, mức độ đô thị hóa ở Úc rất cao (khoảng 90% dân số sống ở thành phố); và hai, mật độ dân cư trong các thành phố ấy cũng thuộc loại cao nhất thế giới.
Thứ ba, tuy dân số ít (đứng hàng thứ 52 trên thế giới), nhưng kinh tế của Úc lại khá mạnh (được xếp hàng thứ 13 trên thế giới, tính theo chỉ số GDP); chỉ số phát triển con người (human development index) lại càng cao (đứng hàng thứ 2 trên tổng số 187 quốc gia được tính trên thế giới; chỉ sau Đan Mạch).

Suốt cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong suốt gần một thập niên vừa qua, Úc là quốc gia ổn định nhất: tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức khoảng 5%, tốc độ phát triển trung bình trong suốt cả 21 năm vừa qua là trên 3% (cao nhất trong tất cả các nước phát triển).

Thứ tư, kinh tế của nước Úc khá cao nhưng đời sống của dân chúng thì cũng khá chật vật. Theo sự xếp hạng của Economist Intelligence Unit vào đầu năm 2012, hai thành phố lớn nhất của Úc, Sydney và Melbourne đều nằm trong danh sách các thành phố đắt đỏ nhất thế giới (Sydney hạng 7 và Melbourne hạng 8), chỉ sau Zurich (Thụy Sĩ), Tokyo (Nhật), Geneva (Thụy Sĩ), Osaka Kobe (Nhật), Oslo (Na Uy) và Paris (Pháp). Trong vòng 10 năm qua, giá một ổ bánh mì ở Sydney tăng gần gấp đôi, giá xăng tăng gấp ba, và giá gạo tăng gấp bốn lần. Vật giá ở Sydney, nói chung, cao hơn ở thành phố New York 50% (cách đây 10 năm, nó chỉ bằng 25% ở New York!) Các thành phố lớn khác ở Úc, tuy không đắt đỏ bằng Sydney và Melbourne nhưng cũng nằm ở những hạng rất cao trên thế giới, ví dụ, Perth: thứ 12, Brisbane: thứ 13; và Adelaide: 17.

Tiền điện các gia đình Úc trả hàng tháng trong năm 2011 cao hơn hẳn ở Nhật, Cộng đồng Âu châu, Mỹ và Canada. Ở Úc, giá điện mỗi tiểu bang mỗi khác. Ở tiểu bang Nam Úc, giá mỗi kilowatt điện là 28.6 cents, mắc hàng thứ ba trên thế giới, chỉ sau Đan Mạch (31.4 cents) và Đức (28.7 cents). Đứng ngay sau Nam Úc là các tiểu bang New South Wales (thứ 4), Victoria (thứ 5) và Tây Úc (thứ 6):

Các nhu yếu phẩm khác cũng vậy. Úc trồng thật nhiều chuối nhưng giá chuối ở Úc lại mắc hơn ở New Zealand, Anh, Pháp, Mỹ và ngay cả Đức, nơi không hề có kỹ nghệ trồng chuối. Giá một chiếc Mercedes loại sang ở Úc là 360.000 đô la trong khi cũng chiếc xe ấy, ở Anh chỉ có 110.000 đô la. Với số tiền mua một căn hộ (apartment) nhỏ ở Sydney hay Melbourne, người ta có thể mua một ngôi nhà khang trang ở Berlin, Houston hay Barcelona. Giá một cuốn Harry Potter (tập 7) bìa mềm ở Úc là 21.95 đô la; ở Canada chỉ có 6.95 đô la.


Điều may mắn, như một đền bù cho chuyện đặt đỏ ấy, là, theo cuộc điều tra về sự sinh động toàn cầu (Global Liveability Survey) cũng do Economist Intelligence Unit thực hiện, trong số 10 thành phố được xem là sinh động nhất thế giới (most liveable cities), có đến bốn thành phố thuộc nước Úc:

1. Melbourne, Úc.
2. Vienna, Áo.
3. Vancouver, Canada.
4. Toronto, Canada.
5. Calgary, Canada.
5. (đồng hạng) Adelaide, Úc.
7. Sydney, Úc.ac
8. Helsinki, Phần Lan.
9. Perth, Úc.
10. Auckland, New Zealand.

Bảng xếp hạng được dựa trên cơ sở đối chiếu 140 thành phố trên thế giới theo 30 tiêu chuẩn thuộc năm hạng mục: sự ổn định (về chính trị và xã hội), sức khỏe, văn hóa và môi trường, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Điểm được cho từ 1 đến 100. Melbourne đạt số điểm gần như tuyệt đối: 97.5.

Bạn đọc có thể thắc mắc: Tại sao những thành phố lớn và đầy những nơi giải trí thú vị như New York, Paris hay London…không có trong bảng danh sách trên? Ban tổ chức trả lời: Những thành phố ấy lớn thì có lớn, vui thì có vui, nhưng lại rất khó khăn trong vấn đề di chuyển và đặc biệt, thiếu an toàn!

Sưu tầm

 

 

GIẢI PHÓNG: NỖI KINH HOÀNG CỦA NGƯỜI DÂN NAM VIỆT

TS Lê Hiễn Dương

Ngày nay hầu như nhân loại trên khắp hoàn cầu đều lấy năm Chúa Kitô giáng sinh làm mốc định thời gian, chúng ta đang ở vào năm 2010, tức là 2010 năm kể từ ngày Chúa giáng thế. Nhiều sự kiện khoa học hay lịch sử cũng được xác định dựa trên mốc thời gian này cho dù những dữ kiện đó hoàn toàn không liên quan gì đến niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng. Chẵng hạn nhà toán học Pythagore sinh năm 580 và mất năm 500 trước Công Nguyên, Tề Hoàn Công trị vì từ năm 685 đến năm 643 trước Công Nguyên… Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng xảy ra năm 42 sau Công Nguyên… Các văn bản bằng tiếng Anh thì dùng BC (before Christ) hoặc AD (Anno domini) để chỉ những sự kiện xảy ra trước hoặc sau Thiên Chúa giáng thế. Riêng người Việt nam chúng ta từ trong Nam ngoài chí Bắc từ sau 30 tháng tư năm 1975 lại có một mốc định thời gian mới: “hồi trước giải phóng” hay “hồi sau giải phóng”, tất nhiên người Việt mình nghe mãi rồi quen tai và không thấy gì phản cảm khi dùng hoặc nghe cụm từ này… Nhưng khi tôi vô tình dùng nó lúc nói chuyện với một đồng nghiệp người nước ngoài rằng “…after the liberation of the south…” thì ông ta sững sốt hỏi ngay rằng “… liberation from what?…” – Giải phóng khỏi cái gì? Thì tôi mới hốt hoảng với cách dùng cụm từ này để định mốc thời gian của người Việt… bởi đối với hầu hết người Việt, nhất là người miền Nam hoặc đối với cả đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 nữa, thì “giải phóng” là một nỗi ám ảnh trong cả đời người…

Còn nhớ ngày 30 Tư năm 1975, lúc đó chúng tôi còn là sinh viên của đại học sư phạm Vinh đã hồ hởi, phấn khởi hò reo meeting nhiều đêm ngày để mừng Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, bởi chúng tôi tin rằng từ đây đồng bào Miền Nam ruột thịt của chúng tôi sẽ không còn đói rách lầm than và không còn sống trong cảnh “ngụy kềm, Mỹ hãm” nữa… Họ đã được đảng và Bác cùng nhân dân Miền Bắc chúng tôi giải phóng. Và những tháng tiếp theo đó chúng tôi được tận mắt nhìn thấy hàng đàn hàng lủ bọn ngụy quyền ác ôn bị sự trừng phạt của chính quyền cách mạng, của nhân dân miền Bắc và của chính chúng tôi… Số là mỗi tuần một lần. chúng tôi được chính quyền và ban giám hiệu nhà trường thông báo vào những ngày giờ có những ô tô của cục quân pháp chuyển tù cải tạo là những sỹ quan, ngụy quyền ác ôn của chính quyền Mỹ Thiệu đi ngang qua địa phương để đến các trại cải tạo ở mạn ngược. Cùng với đồng bào địa phương, mỗi sinh viên chúng tôi phải chuẩn bị đầy đủ cơ số đá trứng nhặt từ đường ray xe lửa để khi đoàn xe tù đi ngang qua là hô hào toàn dân trút những trận mưa đá lên đầu những tên ngụy quyền ác ôn này, bởi chúng có quá nhiều nợ máu với nhân dân, với đất nước… Và sau mỗi lần trừng trị bọn ngụy quyền ác ôn đó, chúng tôi đều có hội họp, báo công và được tuyên dương khen thửơng, được kết nạp vào đoàn, được vinh dự đứng vào hang ngũ của đảng vì đã đả thương được bao nhiêu sỹ quan ngụy quyền đó. Tất nhiên là cũng có nhiều buổi họp báo công, chúng tôi cũng bị phê bình kiểm điểm vì đã không có trường hợp thương vong nào được ghi nhận trong những vụ “tập kích” đó…

Kết thúc 4 năm đại học với vô số những cuộc tập kích để ném đá vào những xe chuyển tù, rồi chúng tôi cũng tốt nghiệp đại học, rồi được đảng và nhà nước chi viện vào miền Nam để mang ánh sáng văn hóa vào cho đồng bào miền Nam ruột thịt bao năm qua sống trong u tối lầm than vì cứ liên miên bị ngụy kềm, Mỹ hãm chứ đâu có được học hành gì…

Chúng tôi thực sự choáng ngợp khi xe qua khỏi vùng chiến sự Quảng Trị, đến Huế, đến Đà Nẵng.. rồi Nha Trang, Sài Gòn rồi về Miền Tây, đến thị trấn Cao Lãnh, đâu đâu cũng lầu đài phố xá chứ có tường đất mái tranh như ở thành phố Vinh chúng tôi đâu!

Nhận xong nhiệm sở từ ty giáo dục Đồng Tháp, chúng tôi được đưa về công tác tại trường trung học sư phạm Đồng Tháp ngay tại trung tâm của thị trấn Cao Lãnh, và tại đây, trong suốt nhiều năm liền chúng tôi được bố trí ở tại khách sạn Thiên Lợi mà chính quyền cách mạng đã tịch biên từ tên tư sản Thiên Lợi… Chúng tôi đi từ choáng ngợp này đến choáng ngợp khác, bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi biết được thế nào là “Khách Sạn”, biết được thế nào là lavabo là hố xí tự hoại, bởi cả thành phố Vinh, cả tỉnh Nghệ An chúng tôi hay thậm chí cả miền Bắc XHCN lúc bấy giờ chỉ sử dụng hố xí lộ thiên, để còn dùng nguồn “phân Bắc” này để canh tác, để tăng gia sản xuất theo sáng kiến kinh nghiệm cấp nhà nước của đại tướng Nguyễn Chí Thanh mà được bác Hồ khen thưởng và có thơ ca ngợi rằng:

Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
Anh về phân Bắc, phân xanh đầy nhà”…

Thậm chí ở xã Hưng Lĩnh, Hưng Nguyên quê tôi lúc bấy giờ còn có cả những vụ án các tập đoàn viên, các hợp tác xã viên can tội trộm cắp phân bắc từ các hố xí của láng giềng để nộp cho hợp tác xã… Tôi thấm thía hơn với những câu thơ ca ngợi miền Bắc đi lên XHCN của Tố Hữu mà ngoài sinh viên học sinh chúng tôi ra thì hầu như cả nhân dân miền Bắc lúc bấy giờ ai cũng thuộc nằm lòng:

Dọn tí phân rơi nhặt từng ngọn lá
Mỗi hòn than mẩu thóc cân ngô
Hai tay ta gom góp dựng cơ đồ…

Tôi bắt đầu nghi ngờ với cụm từ “giải phóng miền nam” … Rồi những trận đổi tiền để đánh tư sản, rồi nhiều nhà cửa của đồng bào bị tịch biên, rồi hàng triệu đồng bào bắt đầu bỏ nước ra đi, nhiều giáo sinh của trường chúng tôi cũng vắng dần theo làn sóng đi tìm tự do đó… tôi bắt đầu hiểu đích thực ý nghĩa của cụm từ “giải phóng niền nam” và bắt đầu cảm thấy xấu hổ cho bao nhiêu năm sống trong niềm ảo vọng mù quáng của bản thân… mà dù ở chừng mực nào cũng được xem là thành phần trí thức trong xã hội…

Dần dần tôi hiểu sâu hơn cái sự mỉa mai chua chát của hai từ “GIẢI PHÓNG” đang được dùng trong kho tàng Tiếng Việt của nước nhà… “Giải phóng miền nam” thực sự có mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc vô biên và cả sự thịnh vượng nữa với gia sản có thể đột ngột tăng lên cả 16 tấn vàng ròng… những tất nhiên chỉ cho một thiểu số trong xã hội, chỉ chừng 16 người trong tổng số non 50 triệu dân lúc bấy giờ thôi… Còn lại thì “giải phóng” đồng nghĩa với cảnh côi cút vì “sinh bắc tử nam” mất con, mất chồng, mất cha, mất anh mất em bởi họ đã vào chiến trường và không bao giờ trở về nữa… Giải phóng cũng có nghĩa là tù đày, là cải tạo nơi rừng thiêng nước độc, là mất vợ.. mất con, mất nhà cửa ruộng vườn, mất bao nhiêu người thân trên biển cả và mất hết tự do dân chủ nhân quyền và mất luôn cả tổ quốc! Rồi “giải phóng mặt bằng” cũng chỉ mang nguồn lợi lớn lao cho một nhóm quan phương, nhưng lại là nỗi ám ảnh nỗi hãi hùng của muôn dân, bởi sau “giải phóng mặt bằng” là hàng trăm đồng bào lại phải vô tù ra khám bởi tội “chống người thi hành công vụ”, bởi sau giải phóng mặt bằng là cái chết của thiếu niên Lê Xuân Dũng và Lê Hữu Nam, là thương tật của nông dân Lê Thị Thanh …

Chẳng biết người dân Việt nam từ nay còn dùng cụm từ “trước ngày giải phóng” hay “ sau ngày giải phóng” để định mốc thời gian nữa không… Riêng tôi, tôi cảm thấy quá căm thù nhân loại bởi đã bịa ra từ ngữ “giải phóng” và “giải phóng mặt bằng” mà chi để dân Việt chúng tôi vì nó mà phải khổ lụy đến dường này.

Tiến Sỹ Lê Hiển Dương
Hiệu Trưởng-Đại Học Đồng Tháp
Đồng Tháp ngày 29 tháng 5 năm 2010

{youtube}QAgMAEPXKDM[/youtube}

PHẢN HỒI BÀI VIẾT CỦA TS LÊ HIỂN DƯƠNG VỀ "GIẢI PHÓNG" VIỆT NHÂN

Kính chào ông Lê Hiển Dương –

tiến sĩ, cựu hiệu trưởng Đại Học Đồng Tháp,

Thưa Ông, bài báo ngày đầu năm 2012 vô tình tôi được đọc là bài “GIẢI PHÓNG” Nỗi kinh hoàng của người dân Nam Việt, bài viết này là của Ông. Bài được đăng trên Hải ngoại phiếm đàm Online ngày 05/01/2012, cuối bài viết có ghi trọn vẹn tên tác giả cùng học vị và chức vụ. Học vị cùng chức vụ và nhất là qua bài viết của ông, cho tôi biết ông đã một thời là cán bộ giáo dục của nhà nước cộng sản hiện thời Việt Xã Nghĩa, còn tôi cũng xin vài dòng được nói về mình. Tôi một người tù mà các người cộng sản chiến thắng, gọi xách mé là sĩ quan Ngụy của 36 năm trước, trên bước đường tù biệt xứ đã hai lần, tôi đươc hân hạnh đi ngang qua thành phố Vinh của ông. Khi chúng tôi đọc xong bài của ông viết, tôi biết ông là người như thế nào, những gì ông suy nghĩ khiến chúng tôi mến ông, và thấy cần phải viết vài dòng xin được thưa chuyện cùng ông, những dòng chữ đậm là tôi xin phép ông được ghi lại những gì ông đã viết.

Không giấu gì ông, ban đầu sau khi đọc xong bài ông viết, tôi định cho nó qua, nhưng câu kết của ông như níu tôi lại, khiến tôi thấy nên nói chuyên với ông thì quí hơn, vì mấy khi ta gặp được người như ông. Ông Dương ạ câu kết ông viết Chẳng biết người dân Việt nam từ nay còn dùng cụm từ “trước ngày giải phóng” hay “ sau ngày giải phóng” để định mốc thời gian nữa không… Riêng tôi, tôi cảm thấy quá căm thù nhân loại bởi đã bịa ra từ ngữ “giải phóng” mà chi để dân Việt chúng tôi vì nó mà phải khổ lụy đến dường này. Câu này làm tôi thấy chúng ta tuy là kẻ Nam người Bắc, nhưng vô tình lại chung phận là nạn nhân, nạn nhân của kẻ bợm, chúng sống bằng sự lừa lọc dối trá, sự trí trá đó khiến biết bao người “sinh bắc tử nam” mất con, mất chồng, mất cha, mất anh mất em bởi họ đã vào chiến trường và không bao giờ trở về nữa”.

Đó là phần không may cho dân miền Bắc, còn miền Nam như ông thấy đó và ông đã viết “là tù đày, là cải tạo nơi rừng thiêng nước độc, là mất vợ mất con, mất nhà cửa ruộng vườn, mất bao nhiêu người thân trên biển cả và mất hết tự do dân chủ nhân quyền và mất luôn cả tổ quốc!”. Để rồi những kẻ bợm CS đó chúng đoạt lấy tất cả, những gi của người dân hai miền Nam-Bắc nước ta, từ cơ bản quyền làm người đến của cải vật chất, chúng dìm đời sống người dân cả nước xuống tận bùn đen, còn sự tồn vong của đất nước thì đang trong tình trạng treo chỉ mành. Trong những cái chúng cướp đoạt của đất nước, có cả 16 tấn vàng là số vàng thuộc tài sản quốc gia, mà chính phủ VNCH để lại, chúng đã chia chác nhau số vàng này, và cái tận cùng bỉ ổi là chúng lại tuyên truyền là chính quyền miền nam đã lấy số vàng đó. Nhưng nay tất cả người dân VN đều biết như ông viết, kẻ lấy số vàng 16 tấn không ai khác hơn là 16 tên chóp bu bộ chính trị CSVN “Giải phóng miền nam” thực sự có mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc vô biên và cả sự thịnh vượng nữa với gia sản có thể đột ngột tăng lên cả 16 tấn vàng ròng… nhưng tất nhiên chỉ cho một thiểu số trong xã hội, chỉ chừng 16 người trong tổng số non 50 triệu dân lúc bấy giờ thôi…”, Cám ơn ông thật nhiều Ông Lê Hiểu Dương ạ, sự thực cuối cùng vẫn là sự thực.

Sau ngày 30 tháng 04 năm 75, trước khi chúng tôi bị đưa ra miền bắc để lưu đày, các “ông cộng sản” đã nói với chúng tôi về thiên đường cộng sản xã hội chủ nghĩa miền bắc như sau: Miền Bắc XHCN không có người nghèo kẻ giàu, không có nhà cao tầng, và cũng không có nhà lá, tất cả đều nhà gạch giống như nhau, ý nói kiểu nhà cư xá hay chung cư,- Không có kẻ rách rưới, mà kẻ khác thì dư thừa tơ lụa, tất cả đều bận kaki Nam định thoải mái. Miền bắc XHCN vật chất thì nhiều vô kể, không thiếu một thứ gì, còn trong Nam toàn thể dân chúng, và ngay cả trong trại, tất cả mọi người phải sống trong khó khăn thiếu thốn, đó là do tàn dư của chế độ tư bản Mỹ Ngụy để lại, rồi đây miền Bắc sẽ chi viện cho miền Nam(?). Nghe nói vậy cũng có nhiều anh em tù tin, xã hội cộng sản mà, tất cả đều bình đẳng, cái ăn, cái mặc, cái ở đều như nhau, chủ thuyết của Mác Lê, chả mong muốn xây dựng một nhà nước, một xã hội theo mô hình như thế là gì (!).

Nhưng cũng như ông nói, ông nhận ra sự thật khi vào nam,“Chúng tôi đi từ choáng ngợp này đến choáng ngợp khác, bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi biết được thế nào là lavabo là hố xí tự hoại, bởi cả thành phố Vinh, cả tỉnh Nghệ An chúng tôi hay thậm chí cả miền Bắc XHCN lúc bấy giờ chỉ sử dụng hố xí lộ thiên, để còn dùng nguồn “phân Bắc” này để canh tác, để tăng gia sản xuất theo sáng kiến kinh nghiệm cấp nhà nước của đại tướng Nguyễn Chí Thanh”. Thì sự thật phũ phàng cũng đến với chúng tôi, khi chúng tôi vượt qua cầu Hiền Lương, trên bước đường lưu đày lên mạn ngược, lần đó qua cầu Hiền Lương là vào khoảng 10 giờ sáng, đây đất Đồng Hới nào thấy đâu nhà gạch, Quảng Bình quê ta nào thấy đâu giàu đẹp. Cả một vùng xác xơ đều khắp với những mái tranh vách đất tiêu điều, dọc đường thỉnh thoảng một vài ngôi nhà xây, đấy là những nhà gạch duy nhất mà chúng tôi thấy, nhìn kiểu dáng kiến trúc cho thấy chúng đã có từ thời Pháp. Cái nhiều mà chúng tôi thấy được trên chuyến đi là khẩu hiệu, suốt chuyến đi hai bên đường không biết cơ man nào là khẩu hiệu, đều là khẩu hiệu màu đỏ máu, chữ vàng, to có nhỏ có, dài có ngắn có, ca ngợi hết lời tình hữu nghị Việt Hoa, như răng với môi, như anh với em, tình đồng chí đời đời bền vững. Ngoài ra cũng không ít những cái suy tôn họ Hồ, họ Mao, Các Mác, Lê Nin, tất cả các chữ dao to búa lớn như vĩ đại, vô địch, quang vinh.v.v…đều được đem ra dùng tối đa.

Cũng ngay trong lần đầu diện kiến dung nhan thiên đường cộng sản đó. Xe vừa vào tới Đồng Hới, thì đậu tập trung chờ lịnh bên đường, tình cờ giờ tan trường, những trẻ học trò tò mò đứng nhìn đoàn xe bít bùng. Học sinh là mầm non đất nước, tương lai của cả một dân tộc, mà dường như những đứa trẻ này, thiếu ăn như lủ tù chúng tôi hay sao?, mà nhìn chúng gầy và xanh quá, quần áo chúng luộm thuộm rách rưới. Vậy mà chúng lại đang sống trong cái thiên đường XHCN, do đảng cộng sản quang vinh tể trị… cái khăn quàng màu máu trên cổ chúng, nói thêm một điều nữa, Chúng là cháu ngoan họ Hồ. Chúng đang học tập và theo gương Bác vĩ đại của chúng, nhưng không hiểu lý do gì mà nhìn chúng thảm quá, như phường ốm đói. Đấy ông Dương thấy không, tôi có khác mấy chi ông khi ông đặt chân vào miền Nam như ông nói, “Chúng tôi thực sự choáng ngợp khi xe qua khỏi vùng chiến sự Quảng Trị, đến Huế, đến Đà Nẵng.. rồi Nha Trang, Sài Gòn rồi về Miền Tây, đến thị trấn Cao Lãnh, đâu đâu cũng lầu đài phố xá chứ có tường đất mái tranh như ở thành phố Vinh chúng tôi đâu!”.

Ông Lê Hiển Dương mến, quê ông là Vinh, quê ngoại tôi cũng là Vinh, nhưng tôi không sống ở đó, tôi chỉ được cái hân hạnh đi ngang qua thành phố Vinh hai lần, năm 1975 trong lúc chuyển tù từ nam ra bắc. Và năm 1981 sau khi TQ đánh vùng phía bắc sáu tỉnh biên giới, chúng tôi đựơc di dần vào trong, chuyến xuôi nam bất đắc dĩ, mà nhà nước cộng sản không muốn tí nào, tôi biết chắc như thế. Họ muốn chúng tôi phải vùi thân nơi núi rừng tây bắc họ mới vui, lý do gì thì ông thừa biết phải không ông Dương, những gì ông nói ra cho thấy ông rất thành thật, vì những gì ông làm cho chúng tôi tại Vinh. Thì tại các nơi khác người dân nơi ấy cũng làm theo một cách như ông, vì đó là chính sách chung của Đảng, ông ném đá thì họ cũng ném đá, thậm chí có người xấn xổ nhổ nước bọt vào chúng tôi. Thoạt đầu thì chúng tôi khó chịu vì sự lỗ mãng của họ, nhưng khi thấy những nụ cười đểu của bọn cán binh áp tải, thì chúng tôi nhận ra ngay đấy là những gì người dân bị “make up”, hoàn cảnh chúng tôi lúc đó, không khác gì cảnh trong những thước phim tài liệu “đấu tố” cải cách ruộng đất năm nào.

Ông nói “những tháng tiếp theo đó, chúng tôi được tận mắt nhìn thấy hàng đàn hàng lủ bọn ngụy quyền ác ôn, bị sự trừng phạt của chính quyền cách mạng, của nhân dân miền Bắc và của chính chúng tôi… Số là mỗi tuần một lần, chúng tôi được chính quyền và ban giám hiệu nhà trường thông báo, vào những ngày giờ có những ô tô của cục quân pháp, chuyển tù cải tạo là những sỹ quan, ngụy quyền ác ôn của chính quyền Mỹ Thiệu đi ngang qua địa phương, để đến các trại cải tạo ở mạn ngược. Cùng với đồng bào địa phương, mỗi sinh viên chúng tôi phải chuẩn bị đầy đủ cơ số đá trứng nhặt từ đường ray xe lửa, để khi đoàn xe tù đi ngang qua, là hô hào toàn dân trút những trận mưa đá lên đầu những tên ngụy quyền ác ôn này, bởi chúng có quá nhiều nợ máu với nhân dân, với đất nước…Và sau mỗi lần trừng trị bọn ngụy quyền ác ôn đó, chúng tôi đều có hội họp, báo công và được tuyên dương khen thửơng, được kết nạp vào đoàn, được vinh dự đứng vào hang ngũ của đảng, vì đã đả thương được bao nhiêu sỹ quan ngụy quyền đó. Tất nhiên là cũng có nhiều buổi họp báo công, chúng tôi cũng bị phê bình kiểm điểm vì đã không có trường hợp thương vong nào được ghi nhận trong những vụ “tập kích” đó…”

Nay đã hơn ba mươi sáu năm, sau ngày oan nghiệt của vận nước, muốn hay không muốn chúng ta cũng phải thấy, Nam hay Bắc đều là nạn nhân của bọn cộng sản vong nô, chúng tôi không trách ông đâu Ông Dương ạ. Thứ nhất vì cái thành thật của ông làm chúng tôi mến, thứ đến là đã có người xin lỗi chúng tôi thay cho ông rồi, những người làm việc tạ lỗi với chúng tôi là những người nghèo bán hàng rong tại nhà ga thành phố Vinh của ông. Chúng tôi cảm được cái ray rứt trong lòng ông qua câu ông viết “Kết thúc 4 năm đại học với vô số những cuộc tập kích để ném đá vào những xe chuyển tù, rồi chúng tôi cũng tốt nghiệp đại học…”.Nên chúng tôi xin mạn phép gởi đến ông một đoạn ký sau đây để ông đọc, mà thấy được rằng cái thật luôn tỏa sáng và làm rung động lòng người, cũng tựa như cái thật của ông đã làm cho chúng tôi mếm.

XUÔI NAM….

…Ðoàn tàu vẫn tiếp tục lăn bánh, hướng về nam với rộn rã của tiếng bánh xe gõ nhịp trên đường ray, tấm bảng cắm bên đường cho thấy ga kế tiếp là nhà ga Vinh. Thành phố Vinh là quê ngoại của Mẹ tôi, thuở còn nhỏ Mẹ theo Ngoại nhiều lần về Vinh. Nhận xét về quê của mẹ sau bao nhiêu năm nhìn lại, trong lần ra bắc thăm nuôi tôi, Mẹ bùi ngùi nói không có gì thay đổi, tất cả vẫn như xưa, có chăng là mọi vật cũ đi theo thời gian mà thôi. Còn tôi tuy biết Vinh là quê ngoại, nhưng trong tôi, sau năm 75 trong chuyến lưu đày ra xứ bắc, tôi cũng đã qua đây vào một đêm, nhưng tình cảm lần đầu tiên đó, không phải thứ tình cảm bồi hồi nao nao, khi đi qua chốn mà mình biết đó là quê mẹ.

Ðêm đó qua đây lúc trời đã tối, nhà ga tỉnh lẻ, tôi nhìn qua vách xe, trong ánh sáng vàng đèn trứng vịt mù mờ, vài người bán hàng rong hỏi vọng vào trong xe, mời chúng tôi mua bánh. Vài anh tù vô tình trả lời họ, và thế là sau khi họ biết chúng tôi là tù miền nam, thì những viên đá nhặt từ đường ray ném tới tấp vào thùng xe, kèm theo lời chửi thô tục, nghe đâu có vài anh tù ở xe phía trước vì tò mò, thò đầu ra khỏi tấm bạt để nhìn cho rỏ, đã nhận ngay viên đá củ đậu vào đầu, máu ra ướt áo. Cán bộ sau đó qua sự việc này để mà lên lớp chúng tôi, anh ta nói do thấu triệt chính sách khoan hồng nhân đạo, mà đảng đã giáo dục, nên nhân dân chỉ ném đá mà thôi, nếu không có đảng dạy, thì nhân dân đã cắt cổ chúng tôi rồi(?).

Ðoàn xe từ từ vào ga, kinh nghiệm của lần ra, nay lần về phải cẩn trọng, chúng tôi không muốn ăn đá củ đậu. Chúng tôi giữ im lặng, không trả lời bất cứ tiếng mời mua hàng, hay tiếng gõ vào thành tàu của người mua đồ cũ… Bánh mật… mía… chuối… ai mua không?… Quần áo cũ… đồ cũ… ai bán không?… khung cảnh nhà ga ồn hẳn lên, với lời rao của kẻ mua người bán, và đặc biệt là trong toa càng lặng tiếng, thì người mua kẻ bán đứng dưới đường ray càng gào to.

Bổng quản chế áp tải tù, chúng được lịnh cho phép nghỉ giải lao, chúng í ới gọi nhau vào nhà ga để chè lá, thấy thế các người mua bán rong, vội ùa đến gần con tầu hơn, áp sát miệng vào khe hở thành toa mà rao to. Một anh mua đồ cũ, vô tình rao đúng chỗ của anh Khanh “mù” ngồi, anh Khanh xuất thân võ bị Ðàlạt và cận nặng, nên anh em thêm chữ mù sau tên anh mà gọi cho vui. Máu tếu nổi lên anh Khanh hỏi: -Có bộ đồ tù rách mua không?… Một bất ngờ và ngỡ ngàng đến với chúng tôi, thay vì là câu chửi thề, hay chuyện gì đó như ném đá, để đáp lại câu nói của anh Khanh như chúng tôi nghĩ, thì lại là tiếng reo vui thật to: -Tầu chở tù về Nam bà con ơi… sau đó qua các khe hở của vách tầu… chuối, mía được nhét vào cho chúng tôi, thật tôi không tin những gì tôi thấy. Bấy giờ buổi sáng trời vừa nắng lên khoảng chín giờ sáng, đâu phải đêm đen đâu mà không thấy những gì đang diễn ra trước mắt mình. Từ khe hở ngay chỗ tôi, tôi cũng được một cái bánh mật, bánh còn ấm nóng, đây là bánh của người dân quê xứ Nghệ, làm từ bột trộn với đường mật, gói lá chuối xong đem hấp hay luộc, đường mật mà trong nam ta gọi là đường chảy hay đường thùng.

Ăn bánh mật hơi giống như ăn bánh ếch trong nam, không ngon bằng bánh ếch, vì nó không có nhân. Nhưng quí vị ạ, miếng bánh mà tôi đưa vào miệng , tôi ngậm nó mà nghe ngọt tận tâm can, tôi không muốn nuốt vì sợ mất, mất những gì đang đến với tôi trong suy nghĩ, trong cảm xúc. Tới đây chắc quí vị nghĩ là tôi càn rở ăn nói lung tung chăng, không đâu, cảm xúc đang trào dâng trong tôi, thật ngọt ngào và ấm áp lắm. Ngày nào cộng sản tuyên truyền, gọi chúng tôi là lính đánh thuê, chúng tôi là dã thú, ăn gan uống máu người. Ðưa chúng tôi ra Bắc, chúng thật an tâm, chúng tôi mà trốn trại ư?, tai mắt nhân dân, sẽ giúp chúng bắt chúng tôi lại dễ dàng, nhưng sau đó chúng biết chúng lầm, dưới ánh mặt trời làm sao chúng che đậy mãi cái gian manh của chúng.

Và hôm nay theo thời gian, đã xóa sạch những gì cộng sản bôi bẩn chúng tôi. Từ ngay trong lòng người dân, người dân của phần đất Xô Viết Nghệ Tỉnh, mà cộng sản cai trị giáo dục họ từ những năm đầu họ Hồ du nhập chủ thuyết cộng sản vào Việt nam. Nay chúng tôi đã có chỗ, chổ chúng tôi là trong lòng những người dân nghèo bán rong, người mua đồ cũ, họ chia sẻ cho chúng tôi những gì họ có, trong nhà ga này, nhà ga Vinh, quê ngoại tôi, mà hơn năm năm về trước, họ ném vào chúng tôi bằng những viên đá xanh, to bằng nắm tay, mà họ nhặt từ đường ray. Những gì cộng sản tuyên truyền, nhồi sọ người dân quê Ngoại tôi, hay nói chung là cả miền Bắc, nay đã bị cái thật đánh gục.

Chuyến xuôi nam này, quả đúng với câu niềm vui nối tiếp niềm vui, hôm nay người dân ga Vinh họ chuyền qua khe hở vách toa tàu, những lóng mía, những quả chuối lẻ, cùng bánh mật, những thứ này là vốn liếng của kẻ nghèo, mua bán hàng rong trong sân ga. Bằng chính rổ cơm của gia đình, họ đãi chúng tôi, những người tù miền nam, mà chính quyền cộng sản gọi là Ngụy. Nguyên do đâu sự việc này xảy đến?. Lý do gì mà tình cảm, của những người nghèo cùng khổ này, dành cho chúng tôi?. Chúng tôi chưa từng gặp họ, họ ở lại Bắc, chúng tôi xuôi Nam, bao giờ biết găp lại?, rổ hàng của họ ít ỏi lắm, mỗi người chỉ dăm quả chuối, dăm lọn mía, ít bánh mật. Cái gì đã thôi thúc, khiến họ cho đi?, phải là một cái gì đó mãnh liệt lắm. Gần sáu năm trong nhà tù cộng sản tại miền bắc, trong khoảng thời gian này tôi đã nhìn thấy quá nhiều biến đổi từ mọi phía, mọi lãnh vực, từ người dân đến cán binh, cán bộ cộng sản. Những sắt máu giáo điều không còn giá trị đối với mọi người, những son những phấn tô lục chuốc hồng, cho chế độ XHCN đã lã chã rơi, lộ nguyên trạng những gì bọn chúng cố dấu. Một câu nói trong Kinh Thánh: “Những gì của César hãy trả lại cho César” thật đúng cho cả hai bên, cho chúng tôi và cho cả cộng sản.

Bọn cán bộ áp tải đã trở lại, con tàu kéo còi từ từ chuyển bánh, qua khe hở tôi dõi nhìn, những người mua bán hàng rong trong sân ga, cho đến mãi khi không còn nhìn thấy cả họ lẫn nhà ga. Trời vào trưa nắng thật đẹp, mây có che thì chỉ một lúc nào thôi, sau đó trời vẫn lại rực rỡ như xưa….

Sưu tầm

 

***

Quay lai Trang Nhà

Bạn Muốn quay về Tranh chủ GĐPT Chánh Pháp (About us) ,

Quay qua Trang CÔNG DỤNG CHỮA TRỊ

*Vào Trang Tài Liệu Phật Pháp

Trang Tài Liệu Chuyên Môn

Mời bạn vào Trang Tin Tức GĐPT

Thưởng lãm những bức hình độc đáo,lắng nghe những bản nhạc hay, tư duy những ý niệm đẹp: NHẠC PPS

Mời Bạn vào Trang VIỆT NGỮ nhiều bài Thật Cãm động, hay bấm vào đây

(Nhạc GĐPT nhiều thể loại mp3)

Đến Trang Thời Sự hằng ngày

 

CÁI ĐAU ĐỚN NHẤT

Người ta có những ý kiến, những tâm trạng khác nhau, từ những góc nhìn, những hoàn cảnh, những thời điểm khác nhau, nhưng lòng yêu nước đòi người dân phải chấp nhận hy sinh để bảo toàn lãnh thổ, hy sinh cả tính mạng vì tổ quốc nếu cần. Hồi còn học trung học, có một bài thơ đã gây cho tôi nhiều cảm xúc, đó là bài “Đêm liên hoan” của Hoàng Cầm, viết tháng 10 năm 1947, thời chiến tranh chống Pháp để giành lại độc lập. Tôi xin trích mấy câu sau đây, ghi lại mẩu đối thoại giữa hai người lính trẻ :
“- Anh từ đâu tới đó ?
- Tôi đi giết giặc Tây
Hôm nay gặp bạn ta cùng hẹn
Lấy máu thù kia rửa nhục này.
- Gia đình anh ở đâu ?
- Mẹ hiền tôi đã khuất
Nhưng trước khi nhắm mắt
Mẹ mừng cho đàn sau
Máu tôi mai sẽ chảy
Trôi phăng kiếp ngựa trâu.
Xương tôi tôi bắc nhịp cầu
Cho đàn em bước lên lầu Tự Do.
- Trong tiểu đội của anh,
Những ai còn ai mất ?
- Không, không ai còn, ai mất
Ai cũng chết mà thôi !
Người sau kẻ trước lao vào giặc
Giữ vững nghìn thu một giống nòi.
Dù ta thịt nát xương phơi
Cái còn vĩnh viễn là người Việt Nam…”
Qua mấy câu thơ này ta thấy được tình yêu quê hương mãnh liệt, thấy được chí can trường của người chiến sĩ sẵn sàng bỏ mình vì tổ quốc. Đó là thời “một trăm năm đô hộ giặc Tây.”
Khóc cho tổ quốc hôm nay
Còn hôm nay trước những hành động xâm lăng, trước thái độ ngang ngược, hung hãn của giặc Tàu thì Việt Khang nghẹn ngào :
“Giờ đây, Việt Nam còn hay đã mất
Mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu…”
Cùng một hoàn cảnh, một tâm trạng như Việt Khang, từ Hải Phòng nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã không kềm giữ nổi lòng uất hận : 
Tổ quốc tôi như miếng da lừa 
Một lần ước, mất đi một góc.
Ước phồn vinh: rừng mất cây, biển mất cá 
Ước vẹn toàn: mất hải đảo, mất Cao Nguyên. 
Tôi đứng ôn hòa, biểu ngữ chống Bắc Kinh 
Người đến đầu tiên là cảnh sát 
Họ nhìn tôi như nhìn loài chó ghẻ 
Tôi ngã rồi họ dựng chúng tôi lên 
Những nắm đấm thôi miên vào mặt. 
Họ là người Việt Nam như tôi 
Ở chung với tôi trên mảnh đất cỗi cằn sỏi đá 
Ở chung với tôi trên mảnh đất ngàn năm vật vã 
Lo sinh nhai, lo giữ chốn sinh tồn. 
Tôi nằm lăn ra đất 
Nước mắt nuốt vào lòng 
Lịch sử 4 ngàn năm triều đại nào như thế ?
Còn Trần Mạnh Hảo thì phẫn uất đến độ dám gọi vong hồn các anh hùng dân tộc lên để đặt câu hỏi :
Có nơi đâu trên thế giới này
Như Việt Nam hôm nay
Yêu nước là tội ác
Biểu tình chống ngoại xâm bị Nhà Nước bắt ?
Các anh hùng dân tộc ơi !
Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo ơi !
Nếu sống lại, các ngài sẽ bị bắt !
Ai cho phép các ngài đánh giặc phương Bắc ?
Sau những cuộc xuống đường chống Trung Quốc xâm lược, mới đây nhất nhà thơ Đỗ Trung Quân như muốn dùng lưỡi dao của bác sĩ để mổ xẻ một khối u khi phân tích nỗi đau của những người công dân yêu nước đi biểu tình bị lực lượng cảnh sát đối xử vô cùng thô bạo. Ông đã diễn giải như sau :
Các anh bẻ quặt tay tôi
Dẫu gì cũng không đau lắm.
Các anh thúc cùi chỏ vào hàm tôi
Thú thật, cũng không đau lắm.
Các anh đạp vào mặt tôi, dẫu gì
Cũng không ê ẩm lắm.
Các anh dúi chúng tôi vào xe,
Thú thật cũng chỉ ngồi chật một tí.
Các anh kẹp cổ, lên gối tôi
Dẫu gì cũng chỉ bầm dập chút.
Cái chúng tôi đau, rất đau…
Cái chúng tôi bầm dập,
Cái chúng tôi ê ẩm chính là
Các anh thay mặt kẻ cướp nước
Bọn cướp biển
Bẻ tay, đánh đập, bắt bớ, đàn áp
CHÍNH-ĐỒNG-BÀO-MÌNH.

***

Quay lai Trang Nhà

Bạn Muốn quay về Tranh chủ GĐPT Chánh Pháp (About us) ,

*Vào Trang Tài Liệu Phật Pháp

Trang Tài Liệu Chuyên Môn

Mời Bạn vào Trang VIỆT NGỮ nhiều bài Thật Cãm động, hay bấm vào đây

Mời bạn vào Trang Tin Tức GĐPT

Đến Trang Thời Sự hằng ngày RADIO - YOUTUBE

Quay qua Trang CÔNG DỤNG CHỮA TRỊ

Thưởng lãm những bức hình độc đáo,lắng nghe những bản nhạc hay, tư duy những ý niệm đẹp: NHẠC PPS

 

Nhạc GĐPT nhiều thể loại mp3