Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 785 guests and no members online

058102444
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
31767
67297
315097
1841262
58102444

11:28 _ 29-03-2024

World Time

 USA - CA - Los

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

 

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

BỐN NHIẾP PHÁP

A/ Dẫn NHẬP :

Đức Phật ra đời Mục đích cứu độ chúng sanh, đưa chúng sanh từ khổ đau đến an vui , từ mê lầm đến giác ngộ Vậy người con Phật , chúng ta không thể lo giải thốt riêng cho mình mà phải có một hạnh nguyện lợi tha , giác ngộ cho những người chung quanh mình , giác ngộ cho cùng khắp tất cả . Nghĩa là phải sống một cuộc sống lợi sanh . Muốn thực hiện được một cuộc sống lợi sanh đó , người Phật tử phải hiểu và thực hành bốn nhiếp PHÁP .

B/ CHÁNH ĐỀ :

I.- ĐỊNH NGHĨA :

Bốn Nhiếp PHÁP là bốn phương Pháp nhiếp hóa chúng sanh . Bốn phương PHÁP đó là : bố thí nhiếp, ái ngữ nhiếp, lợi hành nhiếp và Đồng sự nhiếp.Bốn phương PHÁP này ứng dụng trong mọi trường hợp và mọi hồn cảnh , có công năng nhiếp phục và giác ngộ chúng sanh .

II.- HÀNH TƯỚNG BỐN NHIẾP PHÁP :

1/ Bố thí nhiếp : Người Phật tử có lòng từ bi thì phải thực hành hạnh bố thí . do sự bố thí mà mình cảm hóa được người chung quanh , người chung quanh mới gần gũi thân mến mình , mình dễ thuyết phục .

Bố thí có 3 loại :

a.-Tài thí ( còn gọi là tư sanh thí ) : Đem tiền của , tài sản , sức lực giúp đở kẻ khác . Tài thí có 2 :

Nội tài : những gì trong tài sản của chúng ta : tiền của , cơm áo , nhà cửa , thuốc men …

Ngoại tài : những thứ thuộc của ta mà không phải tài sản như sức lực , thân mạng …

b.- Pháp thí : Đem giáo Pháp để khuyến hóa người chung quanh tu tập để họ giải thốt khỏi sanh tử luân hồi . Muốn thực hành hạnh này , trước hết chúng ta phải luôn luôn Học hỏi , trau giồi giáo lý , ứng dụng giáo lý vào đời sống hằng ngày

. Ta có hiểu đúng chánh Pháp mới có thể truyền bá chánh Pháp và có sống theo chánh Pháp mới có thể khuyến hóa người khác.

Ta đừng viện cớ rằng mình nghèo qúa không có tiền của để bố thí cho kẻ khác . Cốt là ở tâm mình chứ không phải là mình hồn tồn thiếu phương tiện để giúp đở người khác . Một chén cơm cũng có thể chia hai , một manh chiếu vẫn còn đủ chổ để thêm một người nằm . Tục ngữ có câu “chật bụng chứ chật chi nhà” người tỷ phú đem Năm bảy ngàn bạc cho một kẻ khác chưa cảm động bằng chia bớt cho người khác nữa chén cơm trong khi chúng ta cũng đang đói như họ . Chúng ta cũng đừng viện cớ mình còn kém Phật Pháp không thể thực hành Pháp thí được vì có ai có thể tự hào là mình đã thông suốt cả ba tạng kinh điển đâu . Mình biết niệm Phật hiểu lợi ích của sự niệm Phật thì mình chỉ bày cho người khác cũng niệm

Phật như mình . Mình biết ăn chay bày cho người khác ăn chay như mình . Mình hiểu thấu đáo một vấn đề tu tập nào, mình truyền đạt cho người khác cũng tu tập như mình .

c.- Vô úy thí : Vô úy là không sợ hãi . Dùng tất cả các phương tiện để làm cho người khác an tâm không sợ hãi không khiếp đảm gọi là Vô uý thí. Một em bé sợ hãi trước bóng đêm, một cậu Học trị nhỏ đang kinh khiếp trước hàm răng đang nhe ra của một con chó dữ , một người mù quờ quạng lo sợ khi đi qua đường bị xe cán. Người bịnh trầm trọng đang lo sợ trước tử thần … Tất cả những trường hợp đó và vô vàn trường hợp khác nữa , ta đều có thể tìm cách đem lại sự an ổn tinh thần cho họ . Bênh vực một em bé đang bị kẻ hung bạo hiếp đáp . Một người đang sợ hãi khi nhà của họ xiêu veọ đang chìm trong mực nước lũ , với khả năng của ta giúp đở họ di chuyển Đồ đạc chống đở nhà cửa, bày cho họ niệm danh hiệu Đức

Quán Thế Âm để họ được an tâm . Một người đang hoảng hốt trước lúc cận tử của một thân nhân , ta dùng lý Vô Thường để giảng giải và khuyên họ niệm Phật A Di Đà … Đến bên giường bệnh để an ủi vổ về một bịnh nhân . Tất cả những hành động đó là đã thực hiện hạnh Vô Úy thí .

2. Ái ngữ nhiếp : Dùng lời nói từ hòa thân mật và thành thật để nhiếp hóa : thẳng thắng nêu những khuyết điểm của bạn với sự chôn thành xây dựng , chỉ cho bạn thấy những lổi lầm để sửa chữa. Dùng lời nói dịu dàng để khuyên người khác làm lành , sống theo giáo PHÁP . Để thực hành hạnh này ta phải nắm vững mấy điều :

a. Lời nói phải chôn thật , phát từ lòng thương của chúng ta và lời nói đó phải rõ ràng hợp chánh lý .

b. Lời nói phải dịu hiền , hòa nhã , tuyệt đối không dùng lời nói cọc cằn thô lổ , không nên vịn vào câu thế nhân thường nói để tự bào chữa cái lối ăn nói cọc cằn của mình : tánh tôi ngay thẳng nên ăn to nói lớn .

c. Khi phê bình ai một lổi lầm gì không nên nói trước đám đơng , phải biết trọng danh dự kẻ khác . Tìm một số ưu điểm để phát huy rồi mới nêu những khuyết điểm những lổi lầm sau ( ai mà không có một vài ưu điểm ).

3/ Lợi hành nhiếp : Làm lợi cho người khác bằng ý nghó lời nói hành động. Lợi hành có hai :

Lợi hành trong công việc giúp cho cho người khác được lợi lạc chính đáng trong sự làm ăn hằng ngày . Hoặc giúp thêm một phương tiện , làm thêm một công trình có sự lợi lạc chung cho kẻ khác . Một gương sáng về sự lợi hành là Ngài Trì

Địa Bồ Tát suốt đời gánh đất đắp đường , sửa sang cho bằng phẳng , bắc cầu qua suối qua sông . Gánh nặng giúp người già , đẩy giúp cổ xe lên dốc cao . Ta nên làm tất cả những gì có thể làm được để giúp đở mọi người.Lợi hành trong sự tấn tu , giữ giới thanh tịnh , siêng tu thiện quán , diệt trừ tham dục , đào thải si mê . Để làm gương cho người khác cũng tấn tu như mình .

4/ Đồng sự nhiếp : Cùng sống với một người khác trong một công việc , dung hòa trong một hồn cảnh . Tư tưởng địa vị để cảm hóa nhiếp phục họ . Đồng sự nhiếp có bốn :

a. Cùng một hồn cảnh , cũng trong một hồn cảnh đói nghèo cũng bị áp bức .

b. Cùng trong một công việc , cũng làm rẫy cũng đi buôn cũng làm chung một xí nghiệp .

c. Cùng một tập quán . Muốn cảm hóa người khác , có khi ta phải theo một tập quán như họ để hòa Đồng với họ rồi mới cảm hóa họ được . Nhập gia tùy tục. Cùng sống chung một tập quán xấu rồi dần dà mới có thể góp ý tập quán ấy được , tập tục cũng vậy : ví dụ trong một gia đình theo tập tục đốt vàng mả khi cúng ông bà, ta chống đối ngay thì không thành công , mà ta vẫn làm theo rồi dần dà ta giải thích khuyến hóa mới có kết qủa . Có người có tập quán phải uống cà phê buổi sáng mới đi làm được , đôi khi ta cũng đi uống cà phê với họ để rồi một lúc nào đó , không có cà phê họ không làm việc được mà ta vẫn làm việc được tỉnh táo . Có vậy mới khuyến hóa người ấy bỏ được tập quán này , như vậy họ đở thêm một đam mê đở bỏ phí mất một số thì giờ Nhưng phải có bản lónh lắm mới làm được điều đó , nếu không , ta lại bị lôi cuốn và trở nên đam mê như người ấy.

Đồng sự nhiếp là phương Pháp có hiệu qủa nhất vì ta gần gũi sát cánh với người khác , thông cảm hồn cảnh công việc của người khác , thì dễ thông cảm nhau hiểu nhau ( người Huynh Trưởng muốn sửa tật xấu của Đồn sinh cũng tìm cách gần gũi với Đồn sinh , sát cánh với Đồn sinh , cùng làm cùng chôi với Đồn sinh).

III.- LỢI ÍCH CỦA BỐN NHIẾP PHÁP :

Thực hành bốn nhiếp PHÁP bản thân ta và những người chung quanh ta được nhiều lợi lạc :

1. Về phương diện bản thân : được mọi người yêu mến , kính nể, tăng Trưởng hạt giống tốt lành , được hưởng quả an lạc .

2. Về phương diện gia đình : đối với người khác ta còn nhiếp hóa được huống gì trong gia đình , ta đã tạo được sự tinh tấn tiến tu cho gia đình , đem lại sự hòa vui yên ổn trong gia đình .

3. Về phương diện xã hội : chúng ta thực hành bốn nhiếp PHÁP là đã góp phần xây dựng xã hội đúng theo chôn tinh thần Phật giáo ( đúng như Mục đích thứ hai của Gia Đình Phật Tử).

IV.PHẢI BIẾT VẬN DỤNG BỐN NHIẾP PHÁP CHO THÍCH HỢP :

Thực hành bốn nhiếp PHÁP phải biết tùy lúc , tùy cô mà vận dụng cho thích hợp mới đem lại hiệu quả tốt đẹp , ngược lại nếu vận dụng không thích hợp làm cho đối tượng ta nhiếp hóa sẽ mất tin tưởng , ví dụ : trong lúc họ đang đói ta không thực hiện tài thí mà lại ngồi giảng giáo lý cho họ nghe thì ai mà chịu ngồi nghe ta nói . Một người đang loay hoay chống đở nhà của mà ta lại bàn bạc góp ý với họ về công việc làm ăn . Một người ăn trộm , muốn cảm hóa được họ , trước hết ta không làm cho họ sợ ( không đánh đập , không bắt giam ) tiếp theo ta phải tìm hiểu nguyên do xui khiến người ấy phải đi ăn trộm ( vô úy thí ) , ta giúp cơm gạo tạm qua cơn đói cực ( tài thí ) , giúp phương kế để làm ăn lương thiện ( lợi hành ) , dùng lời lẽ dịu hồ an ủi khuyên răn ( ái ngữ ) . Khi họ đã bắt đầu vào cuộc sống lương thiện, bấy giờ ta mới giáo PHÁP khuyến hóa họ tu tập ( PHÁP thí ) có như vậy mới có hiệu qủa , chứ lần đầu tiên mà đem giáo lý nói với đứa ăn trộm thì chỉ làm công việc "nước đổ lá môn”.

C.- KẾT LUẬN :

Chúng ta làm ngơ trước sự đau khổ của kẻ khác như vậy chúng ta chưa phải là người Phật tử . Chúng ta dửng dưng để mọi người quanh ta phải sống trong mê mờ lầm than không nhìn thấy được con đường giải thốt thì cũng chưa phải là tinh thần từ bi mà người con Phật cần phải có . Ta phải triệt để thực hiện Bốn Nhiếp PHÁP đối với tất cả mọi người ./-

***

BẬC TRÌ

* Mười Bức Tranh Chăn Trâu (Thập Mục Ngưu Đồ )

* Ba Pháp Ấn (Tam Pháp Ân)

* Nhân Quả

* Luân Hồi

* Nam Tông và Bắc Tông

* PGVN với Dân Tộc VN

* Lược Sử GĐPTVN

* Tứ Diệu Đế

* Thập Thiện

* Kinh Thiện Sinh

* Bốn Nhiếp Pháp

* Kiết Tập Kinh Điển

* Lương Võ Đế

* Hạnh Phúc Gia Đình

* Nghệ Thuật Điều Khiển Một Buổi Lễ trong GĐPT

*Lich Sử Truyền Bá Phật Giáo Thời Lý, Trần Thuộc Minh và Trịnh Nguyễn Phân Tranh

* Ứng Dụng Tinh Thần Giáo Dục GĐPT trong Các Bộ Môn Sinh Hoạt

* Hội Họa và Bích Báo

* NỘI QUY GĐPTVN

* QUY CHẾ HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN