Hiện Đang Truy Cập TPL_BEEZ5_ISCLOSED

We have 785 guests and no members online

058102444
Today
Yesterday
This Week
This Month
All days
31767
67297
315097
1841262
58102444

11:28 _ 29-03-2024

World Time

 USA - CA - Los

USA - TX - Houston 

Canada - Toronto

 Germany - Berlin

Việt Nam - Sài Gòn

Japan - Tokyo

 

Australia - Sydney  

WeatherAholic

Sydney

MƯỜI BỨC TRANH CHĂN TRÂU

(THẬP MỤC NGƯU ĐỒ)

I.- DẪN Nhập

Trong kinh Di Giáo ( Phật dặn dị các đệ tử khi sắp Nhập Niết Bàn ) Đức Phật có dạy :” Các thầy Tỳ Kheo ở trong tịnh giới thì phải chế ngự Năm thứ giác quan không cho phóng túng vào trong Năm thứ dục lạc. Như kẻ chăn Trâu, cầm roi mà coi giữ, không cho Trâu phóng túng phạm vào lúa mạ của người...”. Thế nên, người có trí thì chế ngự Năm giác quan mà không theo giữ như giữ giặc trong nhà, không cho phóng túng. Ông chủ của Năm giác quan là TÂM. “...Phóng túng tâm ra thì làm tan nát việc thiện của người. Chế ngự TÂM lại một chổ thì không việc gì không thành. Thế nên, các thầy Tỳ Kheo hãy nổ lực tinh tiến mà nhiếp phục tâm mình”. Dựa vào nội dung lời dạy đó, về sau có vị Tỳ Kheo diễn đạt bằng 10 BỨC

tranh CHĂN TRÂU tức là “THẬP MỤC NGƯU ĐỒ" để cụ thể hóa công phu tu tập chế ngự TÂM.

II.- XUẤT XỨ :

Tác phẩm này ra đời từ lúc nào? Đến nay vẫn chưa có nhà nghiên cứu nào xác định được, chỉ biết : Đến thế kỷ thứ XII đời nhà Tống, các tòng lâm, tu viện ở Trung Quốc đồng xuất hiện nhiều bộ tranh CHĂN TRÂU khác nhau bày tỏ khuynh hướng tu tập mang sắc thái riêng, trong số đó, hai bộ của Thanh Cư và Quách Am được đa số tăng tín ĐỒ tâm đắc và truyền tụng cho đến nay. Về nội dung thì có hai khuynh hướng rõ rệt : Khuynh hướng Đại thừa và khuynh hướng Thiền tông.

III. SỰ KHÁC NHAU GIỮA TRANH ĐẠI THỪA VÀ TRANH THIỀN TÔNG

1.- Tranh Đại thừa:

a./- Biểu tượng: Vẽ con TRÂU đen, lần lượt qua từng BỨC họa, TRÂU đen hóa trắng lần lần, từ đỉnh đầu lan đến mình rồi đến chót đuôi. Đó là tượng trưng cho phép tu tiệm. Nhờ công phu tu tập, cái tâm vọng lần hồi lọc được trần cấu mà sang lần lên, cũng như nhờ được CHĂN dắt mà con TRÂU hoang lâu ngày chầy tháng thuần thục dần, lớp da đen dô dáy trắng lần lần.

“ Công phu chầy tháng mới quay đầu

Tâm loạn lần hoài chịu thuần nhu “

b/- Nội dung: MƯỜI BỨC tranh vẽ lại quá trình công phu của người Học đạo, trước hết tự thắng bản năng mình sau đến tự tri cuối cùng chỉ để tự tại mà thôi. BỨC tranh cuối cùng tượng trưng sự đoạn tuyệt với tất cả những nếp suy tư của chúng ta, cắt đứt hẳn một trạng thái ý thức và hiện hữu mà thường chúng ta không được biết.

2.- Tranh Thiền tông:

a./- Biểu tượng: Vẽ TRÂU toàn đen ( hoặc toàn trắng ). Con TRÂU luôn luôn giữ nguyên vẹn một màu lông qua các giai đoạn biến chuyển. Đó là phép tu đoán.Người thành Phật là thành ở nội tâm, thoát nhiên mà thành, không phải thành lần hoài theo cấp BẬC, do đó hoặc là Phật hoặc không là Phật chứ không thể “ suýt “ thành Phật, thành Phật lần lần. Riêng về vòng tròn viên giác nằm ở BỨC họa thứ 10 của Đại thừa thì ở Thiền tông nằm về thứ 8 với chủ đề là “ TRÂU và người đều quên“.

b./- Nội dung: MƯỜI BỨC tranh của Thiền tông cũng ghi lại bước tiến từng BẬC trong thời gian và không gian. Đó là 3 bước : Sai tâm bắt tâm, tâm vô tâm và bình thường tâm.

Bảng đối chiếu tranh Đại thừa và Thiền tông :

Tranh Đại thừa                                               Tranh Thiền tông

Vị MỤC : chưa CHĂN ......................................1.Tầm NGƯU : Tìm TRÂU

Sô điều : mới CHĂN .........................................2.Kiến tích : Thấy dấu

Thọ chế : chịu phép.......................................... 3.Kiến NGƯU : Thấy TRÂU

Hoài thủ : quay đầu ..........................................4.Đắc NGƯU : Được TRÂU

Thuần phục : Vâng chịu.................................. 5.MỤC NGƯU : CHĂN TRÂU

Vô ngại : Không ngại .......................................6.Kỵ NGƯU quy gia : Cởi TRÂU về nhà

Nhiệm vận : Tha hoà ........................................7.Vong NGƯU tổn nhơn:Quên TRÂU con người

Tương vong : Cùng quên............................... 8.Nhơn NGƯU câu vong: Người TRÂU đều không

( vòng tròn )

Độc chiếu : Soi riêng....................................... 9.Phản bổn hoàn nguyên: Trở về nguồn cội

Song DẪN : Dứt cả hai .................................10.Nhập triền thùy thử :Thỏng tay vào chợ

( vòng tròn )

Đường hướng tu tập: Chế ngự tâm để cùng đến một cứu cánh “giải thoát “

Người Huynh TRƯỞNG chúng ta lấy “ THẬP MỤC NGƯU ĐỒ “ làm đường hướng

cho công phu tu tập của mình.

Vì vậy, để thống nhất, chúng ta chọn MƯỜI BỨC tranh CHĂN TRÂU của Thiền

tông làm ĐỒ án.

IV.- Ý NGHĨA MƯỜI BỨC TRANH CHĂN TRÂU CủA THIềN TÔNG:

A.- SAI TÂM BắT TÂM:

1.- Tranh một : Chú MỤC Đồng đi tìm TRÂU, tìm ở đâu? Đâu cũng là hoang vu, là rừng rậm, là nẻo dọc đường ngang, chỉ có tiếng ve kêu rộn rã đầu cành.

a./- Ý nghĩa tìm TRÂU: Xưa nay đâu có mất, săn tìm chi? Bởi quay lưng với giác mà thành ra lỏng lẻo sấn bước vào trận nên mới bị mất đi. Từ đó quê hương càng lúc càng diệu vợi mà đường sá lại gập ghềnh. Cái lẽ được và mất đã cháy bừng bừng, phải và quấy mọc lên tua tủa.

Tụng : Mang mang bát thảo khứ truy tầm

Thủy khoát sôn điêu lộ cánh thâm

Lực tận thần bì vô mịch xứ

Đãn văn phong thụ vãn thiền ngâm

Dịch : Nức lòng vạch cỏ rong tìm

Non xa nước rộng đường chim mịt mù

Sức cùng dạ mỏi tìm mô?

Rừng phong bóng ngả nghe hoà ve ngâm.

b./- Nhận định: Đáng lẽ em bé phải giữ TRÂU của em cho khỏi mất và khỏi nhớp, nhưng đàng này TRÂU em không còn nữa. Thanh sắc chợ đời đã quyến rũ, tâm ta không còn nữa, nó phóng túng mất rồi.

2.- Tranh hai: Rồi chú MỤC Đồng thấy được dấu chân TRÂU

a./- Ý nghĩa: Thấy dấu: Mị kinh để thấy nghĩa Học giáo lý để tìm ra tung tích, hết thảy tạo vật là chính ta cả. Chính tà khỏi lựa, chân nguy khỏi phân. Bởi chưa vào được cửa đó nên mượn tiếng kêu la thấy dấu.

Tụng: Thủy biên lâm hạ tích thiên đa

Phương thảo ly phi kiến dả ma

Túng thị sôn thâm cánh thâm xứ

Liêu thiên tỵ khổng chân tàng tha

Dịch: Dấu chân dọc bốn ven rừng

Cỏ non chằng chịt biết chúng đâu đây?

Non kia cứ vẫn xa dày

Trói cap mũi hẹp dấu mày được ư?

b./-Nhận định: Nhưng em bé còn đáng khen. Em dị từng dấu chân TRÂU mà tìm. Cùng một cách đó, người tu tâm phải tự dị xét lại tâm lý của mình.

3.- Tranh ba: Thấy thân TRÂU rồi. Thì ra TRÂU có troán đâu, tại chú không thấy đó thôi. TRÂU vẫn đứng đó một mình tự thuở nào, đôi sừng lẫm liệt mũi dựng mày xanh.

a./-Ý nghĩa: Thấy TRÂU: Theo tiếng mà vào, ghé mắt mà thấy. Cửa sáu căn tỏ rõ không nhầm. Chất mặn trong nước chất xanh trong màu. Vén lông mày lên là nó chứ ai.

Tụng : Hoàng ly chi thượng nhất thanh thanh

Nhật noãn phong hịa ngạn liễu thanh

Chỉ thử cảnh vô hoài tị xứ

Sâm sâm đầu giác họa nan thành

Dịch : Vàng anh trên ngọn líu lo

Gió reo nắng ấm bên bờ cỏ xanh

Chổ này thôi hết chạy quanh

Đầu sừng rối rắm khó thành vẽ lên

b./-Nhận định: TRÂU đây rồi, con TRÂU hung hăng và dô bẩn. Biết xét tâm lý của mình, người tu tâm mới thấy nó lộ ra, một tâm lý phóng túng và xấu xa.

4.- Tranh bốn: Rồi chú chụp lấy TRÂU, rồi xỏ mũi, cột cổ, đập đánh, canh chừng không rời mắt, quyết dõng mãnh để mà thắng. Lần

lần TRÂU thuần.

a./- Ý nghĩa: Được TRÂU: Từ lâu vùi lấp ngoài Đồng hoang, hôm nay đã gặp mi. Bởi cảnh đẹp nên mãi dong ruổi, đắm say cỏ non hoài mãi không thôi. Cứng đầu còn qua lắm, tính buông lung chưa hết. Muốn cho chịu phép mọi bề cần cho roi vọt.

Tụng : Kiệt tạân thần thông hoạch đắc cừ

Tâm cường lực tráng toát nan trừ

Nửa thời tài đáo cao nguyên thượng

Hựu Nhập yên vân thâm xứ cư

Dịch : Trăm đường mới chụp được mi

Cứng đầu hăng tiết chưa quy thuận nào

Thoảng khi dắt đến gị cao

Lại trông mây nổi dạt dào buông lung

b./-Nhận định: TRÂU tuy dô bẩn nhưng em bé đã xâu mũi được thì không thể hung hăng thêm nữa. Ghép vào phương PHÁP tu tâm, tâm lý tuy còn xấu xa nhưng cũng không còn phóng túng thêm nữa.

5.- Tranh Năm : Lần lần TRÂU thuần thục ngoan ngoãn theo chú như bong theo hình

a./- Ý nghĩa CHĂN TRÂU : Niệm trước vừa khởi, niệm sau tiếp theo. Bởi đã giác nên thành chôn. Bởi tại mê hóa ra vọng. Chẳng phải do cảnh mà có nhưng chính do tâm mà sinh, xỏ mũi cầm đầu, không chần chờ gì nữa.

Tụng : Tiên sách thời thời bất lý thân

Khủng y túng bộ Nhập ai trần

Tương tương MỤC đắc thuần hịa dã

Ky tỏa vô ức tự trục nhân.

Dịch : Gậy roi mang sẵn kề kề

Ngại y tung vó theo bề trần ai

Sửa lưng mày đó ta đây

Trói chân cho kỹ, mày quay đường nào?

b./- Nhận định : Em bé tắm rửa hôi sạch cho TRÂU và hai tay em giữ chặt dây mũi, em CHĂN giữ nó. Người tu tâm cũng vậy: Hãy bắt đầu tẩy uế tâm lý và đừng bao giờ rời phương PHÁP tu tâm ra.

6.- Tranh sáu : Rồi chú cởi TRÂU về nhà, miệng thổi sáo lòng vui không nói được.

a./- Ý nghĩa : Cởi TRÂU về nhà : là cởi tâm về chổ ban sô. Người ta đi tìm tâm vì trong đôi giây phút khác tưởng nào, đó người ta đâu ngờ bản thân mình, cũng như ngở những điều mắt thấy tai nghe. Có nghe mới có tìm. Có tìm ắt gặp dấu. Gặp dấu trong kinh sách và nhất là trong những phút troáng trải, cảnh vắng đêm tàn, trí óc nhẹ suy tư, con người bổng dưng như đối diện với chính mình trong một niềm đau thương và kỳ thú khó nói. Thế là bắt được dấu, con người phăng moái đi tìm. Đó là giai đoạn ngoại cầu.

Ngoại cầu là kiếm Phật, đi tìm Phật, sai tâm đi bắt, tâm tâm ở đâu mà bắt ? Thử coi, lần lượt qua 6 BỨC họa, ta thấy khoảng cách giữa TRÂU và người CHĂN TRÂU càng gần lại và cuối cùng ngoài hẳn trên lưng TRÂU, TRÂU với người Nhập làm một. Vậy nếu hỏi rằng tâm ở đâu? Chẳng khác nào hỏi TRÂU ở đâu trong khi chính ta đang cởi trên lưng TRÂU. Ta đã đuổi bắt tâm PHÁP đó đây, roát cuộc mới nhận ra rằng tâm ở nôi ta, ta chỉ cần dừng bước lại là nó liền hiện ra trước mắt và sự vật hiện nguyên

hình trong ánh sáng mới lạ.

Dừng bước lại : ai ngờ đâu cái việc làm hết sức là vô vị ấy lại có một thần lực nhiệm mầu có thể thay đổi cả cuộc diện của một kiếp người, cả một lớp người. Nếu thỉnh thoảng loài người chúng ta biết dừng chân lại vài phút, ngoài yên một chổ vài phút – vài phút thôi – thì khuôn mặt của thế gian này chắc không đến nổi quá nhăn nheo như ngày nay. Cởi TRÂU về nhà : Đã hết cuộc can qua, đã rồi câu được mất hát bài ca Đồng của anh đoán củi, thổi điệu khúc quê của chú bé con, vắt mình trên TRÂU, mắt mở

nhìn mây vời vợi. Kêu reo không quay đầu, kéo lôi cũng không dừng bước.

Tụng : Kỵ NGƯU di lệ dục hoàn gia

Khương địch thanh thanh toáng vãn hà

Nhất phách nhất ca vô hạn ý

Tri âm hà tất cổ thần nha

Dịch : Lưng TRÂU bước chậm ta về

Sáo lên vi vút ngoài tê ráng chiều

Vừa ca vừa nhịp hiu hiu

Tri âm rồi khỏi ra điều nọ kia

b./- Nhận định: Em bé tắm rửa sạch thân cho TRÂU chú em ngự trị nó. Tuy nhiên đến lúc này em vẫn chưa rời khỏi chiếc dây mũi. Việc đó cũng còn là bài Học của người tu tâm : Hãy tẩy uế thêm nữa tâm lý của mình và ngự trị lấy nó.

B.- TÂM VÔ TÂM:

 

 

 

Tuy nhiên còn tâm là còn cảnh, còn tâm thì còn xúc cảnh sanh tình. Tình sanh thì trí cách. Tâm cảnh tình kết dính vào nhau trong cái thế liên hoàn, cái vòng nhân duyên gây ray rứt, mâu thuẫn. Không có mâu thuẫn : Thiền là bất nhị PHÁP môn không hai mà cũng không một. Mâu thuẫn là do tâm do niệm Ta niệm vì ta tưởng rằng mình thiếu một cái gì, nên đi tìm ở ngoài mình để đắp vào. Thiền dạy rằng ta không thiếu gì hết, tự đời thuở nào ta vốn là tròn đầy, ngàn trước ngàn sau ta không thiếu trái lại ta có dư : Cái hại là ở đó ta dư đủ thứ do niệm đặt bày ra, do suy tư vẽ vời lên đủ thứ. Những cái dư ấy gọi chung là vô minh.

Vô minh vốn không thật, nên không ai hoài công mà trừ nó bao giờ mà chỉ cần tự tri, tự giác thôi. Tự biết được con người thật của mình thì vô minh tan mất, như bong toái tan trước vừng dương ( Phật dạy trong kinh Viên giác ) Tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác là vậy.

Vậy sau giai đoạn ngoại cầu, tiếp theo là giai đoạn tự tri tự giác. Tự tri không phải bằng suy niệm mà bằng dứt niệm, dứt niệm bằng những phép tu tập vô vi, như tịnh quán chẳng hạn. Bằng tịnh quán, con người thấy là kiến, là tri kiến chứ không phải là Học, là nghó hay nghe nói ( tất cả bí quyết của sự chứng ngộ đều nằm ở chữ thấy đó ) thấy tâm không thật, thấy người không thật Thấy tâm không thật thì tâm dứt TRÂU quên.

7.- Tranh bảy: MỤC Đồng bên túp lều xưa, an nhiên thanh thản không có TRÂU bên mình nữa cảnh yên tónh thanh bình có mặt trời chiếu tỏa, có gió mát có suối trong.

a./- Ý nghĩa: “ TRÂU “ không còn là vấn đề. Tỏ rõ: ngã chấp đã dứt nhưng PHÁP chấp thì còn

Tụng : Kỵ NGƯU dó đắc đáo gia sôn

NGƯU dã không hề nhân dã nhân

Hồng nhật tam can do tác mộng

Tiên thằng không đoán thảo đường gian

Dịch : Lưng TRÂU thoắt đã quên mình

Buông TRÂU mất hút mặc tình thong dong

Nắng cao còn đượm giấc noàng

Quăng roi nhà cỏ hết dùng nữa thôi

b./- Nhận định : Hôm nay thì TRÂU của em bé được tắm sạch sẽ hoàn toàn rồi, em thảnh thôi thổi sáo, không còn bận bịu đến nó nữa. Công việc của người tu tâm đến lúc này cũng hoàn tất. Như vậy: tâm ta trong sạch hẳn rồi, không cần phải chế ngự mà tâm vẫn thuần thục không còn phóng túng.

8.- Tranh tám : và rồi TRÂU, người đều không, chỉ hiển hiện một vòng tròn chân như

 

a./- Ý nghĩa : Nhân NGƯU câu vong : Thấy người không thật thì người quên nốt.

Người và TRÂU đều quên thì tự lòng đất dõng mãnh vọt lên mặt trời huệ, tượng trưng bằng cái vòng tròn viên giác. Đó là tâm vô tâm. Biết cái tâm vô tâm ấy là hiểu suốt đạo Phật. Đứng về mặt tâm lý, giác là vượt ra ngoài vòng ràng buộc của bản ngã.

Về mặt lý luận, giác là viên dung vô ngại. Về mặt siêu hình, giác là trực ngộ được cái lẽ tự tại là luân hoài, luân hoài là tự tại.Buông bỏ tình phàm, thì ý thánh cũng không. Không vướng đầu này hay đầu nọ.

Tụng : Tiên sách nhân NGƯU tận thuộc không

Bích thiên liêu quách tín nan thông

Hoàng lô diệm thượng tranh dung tuyệt

Đáo thử phương năng hiệp tổ tông

Dịch : Người TRÂU roi vọt đều không

Trời xanh vời vợi mà trông chóc mòng

Tuyết khoe trắng giữa than hoàng

Cội nguồn quê quán tao phùng một phen

b./- Nhận định : Toàn chân của tâm lý hiển lộ, phù hợp với tâm lý viên mãn và thanh tịnh. Sự CHĂN TRÂU, sự tu tâm đến đây không còn nói đến nữa.

C.- BÌNH THƯờNG TÂM:

Thiền cho rằng vô tâm chưa phải là đạo, mà còn phải qua một quan ải nữa:

Mạc vị vô tâm vấn thị đạo

Vô tâm do cách nhứt trùng quan

Trở về là trở về với trời đất, với muôn vật, với nguồn sống vô tận ở trong ta và ở ngoài ta, trở về để như mọi người ( thấy núi chỉ là núi, thấy nước chỉ là nước ). Trở về với trời đất là PHÁP giới: đó là ý nghĩa của BỨC họa thứ 9.

9.- Tranh chín: Một cảnh tươi sáng thanh bình có suối reo, chim hót, có hàng cây rũ bóng bên bờ vô cùng yên tónh.

a./- Ý nghĩa : Phản Bổn Hoàn Nguyên : Trở về nguồn cội. Bản lại thanh tịnh, không vướng một mảy trần. Quan sát vẻ tươi và héo của những gì là hữu tướng, an thân trong cảnh ngưng tịch của đạo vô vi. Không Đồng với huyễn hóa cần gì phải tu, phải tri. Nước biếc non xanh, ngoài mà xem cuộc thành bại.

Tụng : Phản bổn hoàn nguyên dó phí công

Tranh như trực hạ nhược manh lung

An trung bất kiến am tiền vật

Thủy tự mang mang hoa tự hoàng

Dịch : Mất công mị lại cội nguồn

Trăng trong một dãi ra tuồng điếc đui

Trong em không thấy cõi nào

Ngoài kia hoa thắm nước trào mênh mông

b./- Nhận định : Trong chân lý ấy hiện đủ cảnh sắc thanh bình vốn có của chân lý

10.- Tranh MƯỜI: Hành giả bước vào chợ địi một cách thanh thản

a./- Ý nghĩa : Cảnh lá rụng về cội, nước chảy về nguồn. Tự đời thuở nào con người vốn là thanh tịnh, vốn là không, nên thiền dạy khỏi phải làm gì hết, chỉ tìm thấy giác tánh là được, trở về để mà Nhập cuộc.

Nhập cuộc là Nhập vào cái trật tự , tự nhiên, không thủy không chung của trời đất. Trong trật tự ấy, chúng sanh là một PHÁP vô tâm nên vô sự, vô vi. Muôn PHÁP đều vô vi mà bình đẳng nhau trong PHÁP giới vô ngại : Nước chảy hoa rôi, trăng lên gió mát. Muôn vật đều vô ngại nên tự tại, không phải tự tại ở niết bàn, không phải tự tại trong phiền não mà tự tại trong không. Niết bàn phiền não chỉ là trị ảo thuật của tâm. Trong trạng thái không thấy, những danh từ thánh phàm phảitrái, tỉnh mê, đều mất nghĩa, tất cả đều là đại Đồng, ứng hóa từ một giác tánh

nên: Nhất thiết không niết bàn

Không có niết bàn Phật

Không có Phật niết bàn. ( kinh Lăng Già )

Dịch : Tất cả là một, một là tất cả.

Một hạt bụi chứa đủ ba ngàn thế giới

Ba ngàn thế giới là một hạt bụi: đều là không

Có thì có cả mảy may

Không thì cả thế gian này cũng không

Nhìn xem bóng nguyệt dòng sông

Ai hay không có, có không là vầy

b./- Nhận định :

: Đó là cái thấy của hàng Bồ tát quán tự tại nghĩa là quán đến chổ cùng tột và tuyệt đối của sự vật. Trở về với thế tục : Dưới lớp áo của thế tục, đạo sĩ trộn lẫn vào cát bụi của tình đời. Và cát bụi cũng không thấy là bợn nhơ nữa mà chỉ là một diệu dụng, như hằng sa diệu dụng khác của giác tánh bồ đề.

Đạo sĩ không phải là Phật, là Bồ tát mà chỉ là người thường, rất thường, một người vô tâm, vô sự, vô tích sự, một người không là gì hết, một vị chơn nhơn.

Vào rừng không khua lá, vào nước không quật sĩng ( dịch câu : “ Nhập lâm bất động thảo, Nhập thủy bất lập ba ”) Trở về thế tục là trở về cái tâm bình thường. Thiền dạy : bình thường tâm thị đạo.

Quốc sư Phù Vân đời nhà Trần nói : Lấy cái muốn của thiên hạ làm cái muốn của mình. Lấy cái tâm của thiên hạ làm cái tâm của mình, chứng được đạo lý ấy thì làm gì cũng hiệp đạo. Không theo, không lìa, không đứng, không dính, tụng hoành tự tại, đâu cũng là đạo tràng, PHÁP nào cũng là Phật PHÁP, đói ăn khát uống cũng là Phật PHÁP. Cho nên vị sư trong THẬP MỤC NGƯU ĐỒ thỏng tay đi vào chợ, tay ôm bầu nước, tay ôm gậy tre, đánh bạn với bợm nhậu. Họ và thầy đều là Phật cả mà. Đó là vô trụ niết bàn.

a./- Ý nghĩa : Vào chợ buông tay Khép cánh cửa sài, một mình một bóng, dù thánh hiền vạn cổ cũng không hay. Chôn vùi cái vạn võ của riêng ta, bỏ lại loái mòn của cố đắc. Mang bầu vào chợ, chống gậy về nhà, hàng rượu hàng cá dạy cho thành Phật hết.

Tụng : Lộ hung tiển túc Nhập triền tai

Mạc thổ ĐỒ hôi tiếu mãn tai

Bất dụng thần tiên chân bí quyết

Trực giao khô mọc phóng hoa khai

Dịch : Lưng trần chân đất chợ người

Cát lầm bụi vẩn ta cười say sưa

Thần tiên bí quyết cũng thừa

Cây khô thoắt đã đong đưa nhụy vàng

b./- Nhận thức: Bây giờ người tu tâm lên đường quay lại trần gian tiếp tục giúp ích cho bao kẻ như mình xưa kia.

V.- TRANH CHĂN TRÂU VỚI TIẾN TRÌNH TU HỌC CỦA HUYNH TRƯỞNG

Tiến trình tu Học của Huynh TRƯỞNG được xây dựng trên từng bước theo “

THẬP MỤC NGƯU ĐỒ “. Giờ đây chúng ta phải phát tâm lập nguyện truy tìm, chứng nghiệm tự tánh bằng cách xả bỏ tham ái chấp thủ, hành thiện khử ác. Đó là phần diệu dụng của giới ( 6 BỨC đầu của Thiền tông ) Dẹp bỏ tạp niệm, an trú trong chánh niệm, làm chủ mình, tiêu trừ điên đảo vọng tưởng đi vào Định và thể Nhập được tâm tánh, đó là chổ vô cầu vô tướng vô tác hay còn gọi là “ Tâm vô tâm “( BỨC 7,8 của Thiền tông ) Tự tại trước tử sanh, rong chôi trong phiền não, hành thâm Bồ tát hạnh độ

sanh. Thoát vượt khỏi luân hoài nghiệp chướng, Huệ trí khởi phát chói rạng. Không còn âu lo muộn phiền vì đã Nhập chôn thật trí, Nhập PHÁP giới tánh, tất cả không ngại. Tức “ Bình thường tâm” ( 2 BỨC cuối cùng của Thiền tông )

V.- KếT LUậN

Để gom hết yếu lý chung của 10 BỨC tranh CHĂN TRÂU chúng tôi xin chép lại bài kệ sau đây thay lời kết luận

Tầm NGƯU tu phóng tích

Học đạo quý vô tâm

Tích tại NGƯU hoàn tại

Vô tâm đạo dị tầm

Dịch : Tìm TRÂU cần phăng dấu

Học đạo cốt vô tâm

Dấu đâu thì TRÂU đó

Vô tâm đạo để tầm./-

Phụ lục 10 BỨC tranh

Tranh 1: Tìm TRÂU

Nức lòng vạch cỏ rong tìm

Non xa nước rộng đường chim mịt mù

Sức cùng dạ mỏi tìm mô?

Rừng phong bóng ngả nghe hoà ve ngân



Tranh 2 : Thấy dấu

Dấu chân dọc bốn ven rừng

Cỏ non chằng chịt biết chừng đâu đây?

Non kia cứ vẫn xa dày

Trói cạp mũi hẹp dấu mày được ư?

Tranh 3 : Thấy TRÂU

Vàng Anh trên ngọn líu lo

Gió reo nắng ấm bên bờ cỏ xanh

Chổ này thôi hết chạy quanh

Đầu sừng rối rắm khó thành vẽ lên

Tranh 4 : Được TRÂU

Trăm đường mới chụp được mi

Cứng đầu hăng tiết chưa quy thuận nào

Thoảng khi dắt đến gị cao

Lại trông mây nổi dạt dào buông lung

Tranh 5 : CHĂN TRÂU

Gậy roi mang sẵn kề kề

Ngại y tung vó theo bề trần ai

Sửa lưng mày đó ta đây

Trói chân cho kỹ, mày quay đường nào

Tranh 6 : Cởi TRÂU về nhà

Lưng TRÂU bước chậm ta về

Sáo lên vi vút ngoài tê ráng chiều

Vừa ca vừa nhịp hiu hiu

Tri âm rồi khỏi ra điều nọ kia

Tranh 7 : Quên TRÂU còn người

Lưng TRÂU thoắt đã quên mình

Buông TRÂU mất hút mặc tình thong dong

Nắng cao còn đượm giấc noàng

Quăng roi nhà cỏ hết dùng nữa thôi

Tranh 8 : Người TRÂU đều không

Người TRÂU roi vọt đều không

Trời xanh vời vợi mà trông chóc mòng

Tuyết khoe trắng giữa than hoàng

Cội nguồn quê quán tao phùng một phen

Tranh 9 : Trở về nguồn cội

Mất công mị lại cội nguồn

Trắng trong một dải ra tuồng điếc đui

Trong em không thấy cõi nào

Ngoài kia hoa thắm nước trào mênh mông

Tranh 10 : Thỏng tay vào chợ

Lưng trần chân đất chợ người

Cát lầm bụi vẩn ta cười say sưa

Thần tiên bí quyết cũng thừa

Cây khô thoắt đã đong đưa nhụy vàng

 

 

***

BẬC TRÌ

* Mười Bức Tranh Chăn Trâu (Thập Mục Ngưu Đồ )

* Ba Pháp Ấn (Tam Pháp Ân)

* Nhân Quả

* Luân Hồi

* Nam Tông và Bắc Tông

* PGVN với Dân Tộc VN

* Lược Sử GĐPTVN

* Tứ Diệu Đế

* Thập Thiện

 

* Kinh Thiện Sinh

 

* Bốn Nhiếp Pháp

* Kiết Tập Kinh Điển

* Lương Võ Đế

* Hạnh Phúc Gia Đình

* Nghệ Thuật Điều Khiển Một Buổi Lễ trong GĐPT

*Lich Sử Truyền Bá Phật Giáo Thời Lý, Trần Thuộc Minh và Trịnh Nguyễn Phân Tranh

* Ứng Dụng Tinh Thần Giáo Dục GĐPT trong Các Bộ Môn Sinh Hoạt

* Hội Họa và Bích Báo

* NỘI QUY GĐPTVN

* QUY CHẾ HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN